Từ khóa: #Vua Hàm Nghi

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Ba vị vua nhà Nguyễn chống ngoại xâm đến hơi thở cuối cùng (Bài 1): Vua Hàm Nghi đâu cũng đi miễn là đánh thắng giặc

Vua và cận vệ trong phong trào Cần Vương. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi (1871 - 1943) đã sớm nhận ra bộ mặt thật xâm lược của thực dân Pháp. Một năm sau đó, ông đã soạn bản Chiếu Cần vương nổi tiếng, kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa thất bại, Nhà vua bị lưu đày nhưng đến hơi thở cuối cùng, ông vẫn không khuất phục…

Đức vua Hàm Nghi đã bị bội phản như thế nào?

Đức vua Hàm Nghi đã bị bội phản như thế nào?
(PLVN) -  Sau khi kinh thành thất thủ, Vua Hàm Nghi cùng với đại thần Tôn Thất Thuyết mở đường kháng chiến chống Pháp. Nhà vua đã sống trong rừng rậm để lãnh đạo cuộc chiến, cuối cùng bị bội phản và người Pháp đã đưa Nhà vua đi đày tại Bắc Phi. Xung quanh sự kiện này, ít người biết về nhân vật Trương Quang Ngọc - người từng bảo vệ Nhà vua, nhưng cuối cùng lại trở thành kẻ chỉ điểm cho người Pháp bắt vua. Kẻ bội phản cuối cùng đã bị giết bởi nghĩa quân Phan Đình Phùng.

Hà Tĩnh: Độc đáo lễ rước báu vật vua Hàm Nghi

Hàng ngàn người dân địa phương tham gia lễ rước báu vật vua Hàm Nghi.
(PLVN) - Cứ vào ngày mùng 7 Tết hàng năm, chính quyền huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và hàng ngàn người dân xã Phú Gia long trọng tổ chức lễ hội truyền thống rước sắc phong vua Hàm Nghi hay còn gọi là lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng.

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn lưu truyền nghề làm gối dựa cung đình

Cụ Huệ gần trăm tuổi vẫn miệt mài gìn giữ nghề làm gối trái dựa cung đình (Ảnh: Éternité Việt Nam).
(PLVN) - Cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ là một trong những vị Công tôn nữ cuối cùng của triều Nguyễn. Đôi mắt tinh anh, bàn tay khéo léo của một người đã gần 100 tuổi vẫn tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ để làm nên những chiếc gối trái dựa cung đình - loại gối vua quan triều Nguyễn xưa hay sử dụng. Dù đã trải qua nhiều chính biến trong lịch sử dân tộc nhưng cụ Trí Huệ vẫn ngày ngày kiên trì giữ và truyền bí quyết làm gối trái dựa, bảo tồn nét tinh hoa dân tộc cho thế hệ sau.