Triển lãm đầu tiên về vua Hàm Nghi sau hơn 100 năm tại Pháp

Cô Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, người tổ chức triển lãm
Cô Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, người tổ chức triển lãm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tranh, tượng và một số kỷ vật của vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt đưa đi lưu đày ở Algeria được triển lãm sau thành quả gần 10 năm sưu tầm, nghiên cứu và tìm kiếm của cô Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Với chủ đề "Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)", cuộc triển lãm, với khoảng 150 tranh, ảnh, hiện vật của vua Hàm Nghi, diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, nhằm giới thiệu tới công chúng những trang lịch sử nói chung và lịch sử nghệ thuật nói riêng của một vị vua nước Việt ít được biết đến.

Đến triển lãm, du khách được chiêm ngưỡng những bản vẽ, tranh sơn dầu hay màu nước mà vua Hàm Nghi sáng tác theo trường phái ấn tượng, những bức tượng điêu khắc bằng chất liệu đồng, gỗ, thạch cao, những kỷ vật, hình ảnh gắn bó với cuộc đời lưu đày của ông, chiếc áo ông từng mặc và cả tấm hộ chiếu, giấy chứng nhận kết hôn, cũng như các bức thư do các cựu hoàng Khải Định và Bảo Đại gửi in, cùng nhiều tài liệu khác mà vua Hàm Nghi luôn lưu giữ bên mình lúc sinh thời...

Triển lãm là thành quả gần 10 năm sưu tầm, nghiên cứu và tìm kiếm của cô Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Nhận thấy các tư liệu, tác phẩm và di sản mang tính lịch sử của cụ cố 5 đời để lại không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn mang ý nghĩa nghệ thuật, cô đã làm luận văn tiến sĩ chuyên ngành lịch sử nghệ thuật về vua Hàm Nghi.

Cô cũng chính là tác giả của cuốn sách Ham Nghi - Empereur en exil, artiste à Alger (Hàm Nghi - vị Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Algeria), xuất bản năm 2019 tại Pháp.

Một số hình ảnh của vua Hàm Nghi trong thời gian sống tại Alger (Algeria)

Một số hình ảnh của vua Hàm Nghi trong thời gian sống tại Alger (Algeria)

Cô Amandine Dabat cho biết, đây là triển lãm đầu tiên về vua Hàm Nghi kể từ khi ông mất, được tổ chức với sự phối hợp của Bảo tàng Nghệ thuật châu Á ở Nice. Triển lãm cuối cùng do chính ông tổ chức lúc còn sống diễn ra vào năm 1926, tức là cách đây gần một thế kỷ.

Để có được sự kiện này, cô đã phải liên hệ để mượn các bộ sưu tập và di vật được lưu giữ ở các bảo tàng Guimet, Cernuschi và Rodin tại Paris, cũng như trong gia đình các hậu duệ của vua Hàm Nghi và bạn bè của ông.

Cô Dabat chia sẻ: "Chúng tôi muốn giới thiệu tới công chúng, kể cả người Pháp và Việt Nam, một cái nhìn khá trọn vẹn về cuộc đời vua Hàm Nghi, một vị vua yêu nước bị lưu đày, nhưng mang tâm hồn của một nghệ sĩ, một nhà điêu khắc, học trò của những nghệ sĩ nổi tiếng của Pháp như Auguste Rodin".

Một góc triển lãm “Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)”, tại Nice

Một góc triển lãm “Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)”, tại Nice

Ấn tượng với đề tài tiến sĩ của cô Amandine Dabat về vua Hàm Nghi, và cũng thấy thích hợp để tổ chức triển lãm, ông Adrien Bossard, phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật châu Á tại Nice, đã đề nghị phối hợp để tổ chức sự kiện.

Theo ông, triển lãm không chỉ mang đến cho công chúng một cái nhìn mới mẻ và thú vị về châu Á, mà còn mang ý nghĩa lịch sử vì các tư liệu trưng bày nói về một nhân vật dòng dõi vương triều ở Việt Nam, có liên quan đến cuộc chiến tranh Đông Dương và thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp, vốn vẫn tồn tại trong ký ức của nhiều người dân.

Ông Bossard khẳng định: "Có thể nói đây là một triển lãm khá thành công. Từ khi mở cửa đến nay, trong vòng một tháng rưỡi, chúng tôi đã đón 8.000 khách tham quan và đến khi kết thúc triển lãm vào cuối tháng 6-2022, chúng tôi dự kiến sẽ đón khoảng 25.000 khách".

Bà Francoise Cole, một khách tham quan, lần đầu tiên đến bảo tàng này, đã bày tỏ "ấn tượng về triển lãm và những hiện vật có giá trị của một vị vua Việt Nam cũng như những tác phẩm hội họa và điêu khắc rất độc đáo của vua Hàm Nghi".

Còn bà Véronique chia sẻ: "Triển lãm cho tôi một cái nhìn đa chiều về nhân vật, không chỉ là các kỷ vật của ông, mà cả những bức tranh cũng cho thấy ông là người yêu thiên nhiên, một người thân thiện, chứ không phải là một người xa lạ, lạnh nhạt. Đó là cảm nhận của tôi khi xem triển lãm này".

Tin cùng chuyên mục

Theo Ban Tổ chức Giải, Giải Cống hiến hy vọng sẽ “tiến ra châu Á”. (Ảnh: Thùy Dương)

Giải Cống hiến hy vọng 'tiến ra châu Á'

(PLVN) - Trong suốt 20 năm qua, Giải Cống hiến đã động viên và cổ vũ để nghệ sĩ nhiệt thành dấn thân vào con đường sáng tạo. Những cái tên được đề cử trải rộng từ những gương mặt gạo cội tới những nghệ sĩ trẻ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Giải Cống hiến hy vọng sẽ “tiến ra châu Á” với sự hợp tác chiến lược với Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản - một giải thưởng đẳng cấp, có tầm châu lục.

Đọc thêm

Giám định tử thi, hé lộ nguyên nhân cái chết Từ Hy Viên

Diễn viên Từ Hy Viên. Ảnh: Internet.
(PLVN) - Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời do biến chứng nghiêm trọng của cúm A, dẫn đến suy đa tạng. Tuy nhiên, nguồn tin từ tờ Sohu tiết lộ một nguyên nhân khác là nhiễm trùng máu do không được điều trị kịp thời.

Tưng bừng Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” (Ảnh: Long Khánh).
(PLVN) - Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) năm nay kéo dài ba ngày, vào 2 - 4/2 (mùng 5 - 7 tháng Giêng), với loạt hoạt động hấp dẫn. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” giúp tái hiện sinh động không khí chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

'Rừng Thiêng' vang vọng bên hồ Trị An

'Rừng Thiêng' vang vọng bên hồ Trị An
(PLVN) - Khá thành công trong sự nghiệp ca hát, nhưng ca sĩ Cao Minh lại sớm “bỏ phố về rừng”, dựa vào thiên nhiên để cân bằng cuộc sống, nghỉ ngơi và lấy đó làm nguồn cảm hứng cho hoạt động nghệ thuật. Ca khúc “Rừng Thiêng” do anh sáng tác đã minh chứng cho điều này.

“Đất nước vươn mình” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ

“Đất nước vươn mình” sẽ đươc NSƯT Đăng Dương biểu diễn trong chương trình “Ý Đảng lòng dân” (ảnh BTC).
(PLVN) - Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, hai giọng ca hàng đầu của dòng nhạc thính phòng Việt Nam là NSND Quốc Hưng và NSƯT Đăng Dương thể hiện 3 tác phẩm: “Đất nước yêu người”, “Xin rạng ngời” và “Đất nước vươn mình” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Những ca từ và giai điệu ấy mang một sức mạnh tinh thần to lớn, thể hiện khát vọng về một Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, dân tộc Việt Nam cường thịnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

2.025 drone light cùng chào năm mới 2025

 Một bữa tiệc âm nhạc - ánh sáng khơi dậy niềm tự hào di sản, kết hợp hào khí ngàn năm với sức sáng tạo hiện đại (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nhấn của “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” là màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone light (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng.