Hà Tĩnh: Độc đáo lễ rước báu vật vua Hàm Nghi

Hàng ngàn người dân địa phương tham gia lễ rước báu vật vua Hàm Nghi.
Hàng ngàn người dân địa phương tham gia lễ rước báu vật vua Hàm Nghi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cứ vào ngày mùng 7 Tết hàng năm, chính quyền huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và hàng ngàn người dân xã Phú Gia long trọng tổ chức lễ hội truyền thống rước sắc phong vua Hàm Nghi hay còn gọi là lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng.

Đây là lễ hội văn hóa truyền thống độc đáo trong những ngày đầu xuân năm mới để dâng hương ngưỡng vọng Đức thánh mẫu và tưởng nhớ vua Hàm Nghi.

Theo sử sách, năm 1885, vua Hàm Nghi tiến quân ra xã Phú Gia, huyện Hương Khê, huy động nhân dân cùng đào hào, đắp lũy, xây thành Sơn Phòng, chiêu binh, tuyển tướng bảo vệ dinh lũy. Tại đây, vua đã ban chiếu hịch Cần Vương, kêu gọi toàn dân đánh đuổi giặc Pháp. Thời gian này, nhà vua bị quân Pháp vây bắt nhiều lần, nhưng không thành.

Lễ bàn giao báu vật vua ban tại nhà ông Trần Văn Nhung - nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022.

Lễ bàn giao báu vật vua ban tại nhà ông Trần Văn Nhung - nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022.

Tại đây, nhà vua đã ban tặng cho đền Trầm Lâm một số báu vật như: voi vàng, nghê đồng, áo mũ, vọng lộng, đục lạc, đặc biệt là ban đạo sắc phong... Trải qua nhiều biến cố của lịch sử nhưng các báu vật của vua ban này vẫn luôn được người dân ở xã Phú Gia bảo vệ, giữ gìn cẩn thận và truyền từ đời này qua đời khác.

Trước khi bàn giao báu vật vua ban, các cố đạo chủ ký giao, nhận.

Trước khi bàn giao báu vật vua ban, các cố đạo chủ ký giao, nhận.

Theo tục lệ, người giữ báu vật vua ban là cố đạo chủ được dân làng tín nhiệm, sau đó xin thần linh, giang sơn chứng giám qua đồng tiền hạ keo. Và cứ vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm, ban lễ nghi là các vị già làng và toàn thể nhân dân làng lại tổ chức lễ hội truyền thống xin chuyển giao, rước các báu vật này từ nhà cố đạo chủ cũ tới nhà cố đạo chủ mới để tiếp tục lưu giữ, bảo quản cẩn thận.

Người dân ở xã Phú Gia nói riêng và huyện Hương Khê nói chung quan niệm, năm nào cố đạo chủ canh giữ, bảo vệ tốt báu vật vua ban thì năm đó dân chúng làm ăn thuận hòa, ấm no và gặp nhiều điều may mắn, sức khỏe, bình an...

Các báu vật vua Hàm Nghi ban được người dân bảo vệ, giữ gìn cẩn thận.

Các báu vật vua Hàm Nghi ban được người dân bảo vệ, giữ gìn cẩn thận.

Tại lễ hội rước sắc phong vua Hàm Nghi diễn ra vào sáng 28/1/2023, chính quyền địa phương, ban lễ nghi và toàn thể nhân dân đã rước những báu vật vua ban từ nhà ông Trần Văn Nhung – nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022 ở thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đến nhà ông Phan Hùng Vỹ - tân cố đạo chủ năm Quý Mão 2023 ở thôn Phú Hồ, xã Phú Gia.

Các báu vật gồm: 40 đạo sắc phong do các triều vua ban (trong đó 38 đạo sắc phong còn nguyên vẹn, 2 đạo sắc phong vua Hàm Nghi bị rách), 2 thanh bảo kiếm và bao kiếm, 2 con voi bằng vàng, 1 con voi bằng đồng, 1 con nghê bằng đồng màu đen, 34 cái đục lạc bằng đồng, 3 chiêng đồng, 1 trống lớn, 1 thanh la, 2 đôi xấp, 3 bộ áo chầu, 2 cái hoa tai ba nữ, 1 vi bố…

Lễ bàn giao báu vật vua ban từ ông Trần Văn Nhung – nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022 sang ông Phan Hùng Vỹ - tân cố đạo chủ năm Quý Mão 2023.

Lễ bàn giao báu vật vua ban từ ông Trần Văn Nhung – nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022 sang ông Phan Hùng Vỹ - tân cố đạo chủ năm Quý Mão 2023.

Cố đạo chủ được giao nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản báu vật vua ban là những vị cao niên trong xã, được xét trên nhiều mặt gồm đạo đức, năng lực thờ phụng, kiến thức văn hóa dân tộc, lựa chọn qua bỏ phiếu và xin quẻ sấp ngửa trước bàn thờ vua vào ngày rằm tháng Chạp...

Cố đạo chủ có trách nhiệm phục vụ nhân dân tế lễ trong một năm và trông coi, bảo quản báu vật vua Hàm Nghi. Thông thường mỗi năm bầu lên một cố đạo chủ mới, cũng có trường hợp do được tín nhiệm, một người được giữ chức cố đạo chủ trong 2 năm liền.

Các thanh niên trai tráng chưa vợ được chọn lựa từ các thôn trong xã làm trai kiệu.

Các thanh niên trai tráng chưa vợ được chọn lựa từ các thôn trong xã làm trai kiệu.

Tại lễ rước, các thanh niên trai tráng chưa vợ được chọn lựa từ các thôn trong xã làm trai kiệu, 8 người khiêng 1 kiệu. Có 3 kiệu tham gia tại lễ rước; kiệu đi đầu rước ảnh vua Hàm Nghi, kiệu kế tiếp rước sắc Đức Đại Vương, kiệu cuối cùng rước Đức thánh mẫu và Mã Hồng Công chúa.

Người dân trong thôn háo hức đón đoàn rước kiệu, rước sắc vua ban.

Người dân trong thôn háo hức đón đoàn rước kiệu, rước sắc vua ban.

Đoàn rước đi bộ, khởi hành từ nhà cố đạo chủ cũ đi qua các đền Cộng Đồng Hội Sở, khu di tích thành Sơn Phòng Hàm Nghi, đền Trầm Lâm… để thắp hương, khấn vái và làm các thủ tục tâm linh. Tại đây, cố đạo chủ mới làm lễ khai hạ cầu mong cho quốc thái dân an, nước nhà an khang thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, dân làng sức khỏe, công việc làm ăn gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Sau lễ khai hạ, đoàn rước tiếp tục rước kiệu, sắc phong về đặt trang trọng tại nhà cố đạo chủ mới, còn kiệu rước ảnh vua Hàm Nghi được rước về đền thờ vua Hàm Nghi. Quãng đường rước kéo dài khoảng 5-6km.

Đọc thêm

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..