Bé Nguyễn Phi Thường bốn tuổi, ở khóm 6, thị trấn Sông Đốc, vừa biết nói chuyện đã đọc chữ ào ào. Ba năm trước, tại khóm 4 của thị trấn này, bé Lâm Chí Hiếu cũng làm mọi người ngạc nhiên bởi khả năng kỳ lạ ấy.
Ngày 25-10, chúng tôi đến thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, chuyện về bé Nguyễn Phi Thường biết nói là đọc được chữ râm ran trong xóm nghèo. Bà con ở đây đã “sát hạch” thằng bé đủ kiểu và thừa nhận điều đó.
Tự nhiên biết đọc
Người dân ở xóm Kinh Xáng Mới, thị trấn Sông Đốc từ lâu đã chú ý đến bé Nguyễn Phi Thường - con đầu lòng anh Nguyễn Văn Phương và chị Tô Bích Thùy. Vợ chồng anh Phương, chị Thùy đều tật nguyền, sinh đứa con đầu lòng có biểu hiện bị câm điếc, tính nết khác thường.
Ngày 25-10, chúng tôi đến thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, chuyện về bé Nguyễn Phi Thường biết nói là đọc được chữ râm ran trong xóm nghèo. Bà con ở đây đã “sát hạch” thằng bé đủ kiểu và thừa nhận điều đó.
Tự nhiên biết đọc
Người dân ở xóm Kinh Xáng Mới, thị trấn Sông Đốc từ lâu đã chú ý đến bé Nguyễn Phi Thường - con đầu lòng anh Nguyễn Văn Phương và chị Tô Bích Thùy. Vợ chồng anh Phương, chị Thùy đều tật nguyền, sinh đứa con đầu lòng có biểu hiện bị câm điếc, tính nết khác thường.
Bé Nguyễn Phi Thường tự tin trước các bài thử của cha mình |
Rồi bỗng nhiên vào đầu năm học này (tháng 8-2010), bé Phi Thường nói chuyện và đọc được chữ. Em Huỳnh Ngọc Nhân 10 tuổi, học lớp 4, ở gần nhà bé Phi Thường, người đầu tiên phát hiện Phi Thường đọc được chữ kể: “Một tối nọ, em bày sách vở mới mua về để chuẩn bị bao bọc thì bé Phi Thường chạy qua chơi. Nó cứ ngồi xem mấy cuốn sách của em. Em hỏi nó: “Mày nói chuyện còn không được, biết gì xem hả cu tí?”. Bất ngờ nó chỉ tay vào bìa sách tiếng Việt đọc: “Tiếng Việt, lớp 4, tập 1”. Em hết hồn, muốn xỉu với nó!”. Bé Nhân đã kiểm tra và phát hiện bé biết đọc chữ thật sự. Nhân reo vang, khoe với mẹ - bà Tư Thợ và chị Nguyễn Huyền Trân. Bà Tư Thợ nhớ lại: “Tôi lấy phấn viết chữ “Ba Trị” - tên ông nội thằng bé, rồi viết thêm “Tư Chiến” - tên ông ngoại nó. Nó đọc được hết”.
Anh Phương - cha bé Thường bảo rằng sáng cùng ngày, anh đã phát hiện điều kỳ lạ trên. Sáng hôm đó anh ra tiệm thuốc Tây để mua thuốc thì Phi Thường chạy lẽo đẽo theo sau. Khi đến tiệm thuốc, bất ngờ bé đọc chữ. Câu đầu tiên là dòng chữ trên tiệm thuốc Tây. Về đến nhà anh kể ngay với cha mình là ông Ba Trị. Ông Ba Trị lấy tất cả bao bì có chữ trong nhà, bé Phi Thường đọc vanh vách. Sẵn vỉ thuốc Tây trên tay, ông viết “hiệu thuốc”, “Vitamin B1”, bé Thường đọc y chang. Ông Ba viết: “Ông nội đi Hòn Khoai”, “Ông nội đi Hòn Chuối”, nó đọc được hết.
Bé Lâm Chí Hiếu (Đá) biết đọc chữ lúc 34 tháng tuổi. |
Bé Nguyễn Phi Thường biết nói và đọc lúc hơn bốn tuổi |
Sau phát hiện của bé Nhân, sáng hôm sau, Phi Thường được cả xóm xúm lại “sát hạch” lần ba. Nhiều người nghi ngờ có người lớn ra dấu mách bảo để cháu bé đọc đúng chữ bèn chạy về nhà tự viết chữ lên giấy rồi đem đến, kéo cháu bé vào một góc khuất, mở giấy ra cho cháu đọc. Cháu vẫn đọc tốt. Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, xác nhận: “Chúng tôi đã thử và khẳng định cháu đọc được chữ, trừ những chữ viết tắt như UBND, HĐND. Cháu đọc được cả báo cáo về tiến độ thu chi ngân sách địa phương”. Tối 25-10, người viết chứng kiến Phi Thường đọc rành mạch một bài báo, không bí từ nào. 33 tháng tuổi mới biết nói, 34 tháng đã đọc chữ Điều kỳ thú là ở thị trấn này hiện có đến hai đứa bé vừa biết nói đã đọc được chữ. Tháng 1-2007, người dân phát hiện bé Lâm Chí Hiếu (tên thường gọi là Đá) ba tuổi, con trai anh Lâm Thanh Nhi ở đầu kinh Thầy Tư vừa biết nói đã biết đọc chữ. Bé Đá đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau xác nhận khả năng đặc biệt đó, hiện vẫn đang sống và học tập tại đầu kinh Thầy Tư của thị trấn. Gặp lại chúng tôi, Đá nhớ ngay dù đã ba năm trôi qua. Đá nói chuyện lanh lợi, lễ phép, gương mặt sáng, ánh mắt thông minh như ngày nào. Anh Lâm Thanh Nhi, cha bé, chỉ chín tấm giấy khen trên vách nhà cho biết Đá luôn đạt học sinh giỏi trong mấy năm học qua. Hiện Đá đang học lớp 3 tại Trường Tiểu học Sông Đốc II, cách nhà vài trăm mét. “Nó cứ đòi lên học lớp 4 nhưng không ai cho. Thấy nó ít học bài, tôi rầy thì nó nói chỉ học qua là thuộc bài, không cần học nhiều”. Chúng tôi đưa cho Đá dãy 13 chữ số trên thẻ nạp tiền điện thoại để bé đọc. Chỉ lướt qua Đá đã thuộc và đọc lại cho chúng tôi nghe. 10 phút sau, chúng tôi đề nghị bé đọc lại dãy số này, Đá vẫn làm được. Điều thú vị là hai bé Lâm Chí Hiếu, Nguyễn Phi Thường đều chậm nói, trầm tính từ nhỏ. Hai bé thường ở quanh quẩn trong nhà, xem tivi, ít chú ý đến diễn biến đời sống xung quanh. Anh Phương, cha bé Phi Thường, cho biết: “Khi nghe ai đó gọi tên, Phi Thường như không nghe thấy. Tôi cứ tưởng nó bị lãng tai bẩm sinh như mẹ nó. Tôi bị nhiễm chất độc da cam nên nghĩ con mình bị ảnh hưởng”. Anh Nhi, cha bé Đá, cũng cho biết tương tự: “Đá cứ ngồi xem tivi, đến giờ ăn cơm, tôi gọi nó nhiều lần nó dường như không nghe thấy. Trước đây tôi lo lắng lắm, nghĩ là nó bị thiểu năng trí tuệ”. 33 tháng tuổi bé Đá mới biết nói chuyện, đến 34 tháng tuổi thì biết đọc. Bé Phi Thường đến bốn tuổi mới biết nói chuyện, đồng thời biết đọc chữ luôn. Sau hơn một tháng kể từ ngày phát hiện bé Phi Thường biết đọc chữ, thị trấn Sông Đốc xuất hiện lời đồn rằng đó là hiện tượng bột phát, rồi sẽ mất đi trong vài năm như trường hợp của bé Đá. Nghe vậy, anh Phương, cha của Thường hết sức hoang mang, nên dù tật nguyền, cả hai chân, hai tay bị teo cơ, đi lại phải chống gậy, anh cũng đích thân tìm đến nhà Đá. Đến nơi, anh vừa bước vào cửa đã thấy bằng khen của bé Đá treo đầy nhà, anh mới yên tâm.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Khả năng địa phương có giới hạn nên khi phát hiện những đứa bé đặc biệt như vậy, chúng tôi báo cáo về cấp huyện, tỉnh. Chuyện bé Lâm Chí Hiếu, báo chí đăng nhiều, tỉnh cử các đoàn xuống khảo sát. Nhưng sau đó cũng không thấy có động thái nào về việc đào tạo đặc biệt cho các đứa bé này”. Với trường hợp bé Nguyễn Phi Thường, ông Chiến cho biết đang làm báo cáo gửi lên trên xem xét, quyết định. “Hoàn cảnh gia đình bé Nguyễn Phi Thường rất nghèo khó. Cả hai vợ chồng anh Phương và chị Thùy đều tật nguyền, sống bằng nghề nấu rượu bán lẻ ở xóm. Ai cũng mong muốn những đứa bé như vậy phải được quan tâm đặc biệt hơn. Nhưng tất cả chuyện đó ngoài khả năng của chúng tôi” - ông Chiến nói. |
Theo Trần Vũ
PLTPHCM
PLTPHCM