Vụ “Titanic” Italia: Thuyền trưởng đã linh tính về thảm kịch?

Theo con số thống kê mới nhất, vụ con tàu du lịch hạng sang Costa Concordia đâm phải đá ngầm gần đảo Giglio đã khiến ít nhất 7 người chết và hiện vẫn còn 29 người mất tích. Thuyền trưởng con tàu này từng nói: “Tôi không bao giờ muốn giữ vai trò thuyền trưởng trên tàu Titanic”.

Theo con số thống kê mới nhất, vụ con tàu du lịch hạng sang Costa Concordia đâm phải đá ngầm gần đảo Giglio đã khiến ít nhất 7 người chết và hiện vẫn còn 29 người mất tích. Thuyền trưởng con tàu này từng nói: “Tôi không bao giờ muốn giữ vai trò thuyền trưởng trên tàu Titanic”.

Tàu Costa Concordia mắc kẹt trên đá ngầm trong tư thế nghiêng gần đảo Giglio.
Tàu Costa Concordia mắc kẹt trên đá ngầm trong tư thế nghiêng gần đảo Giglio.

29 người mất tích: Vẫn còn hy vọng

Phát biểu trên truyền hình, tổng chỉ huy lực lượng canh phòng bờ biển Italia Marco Brusco cho hay, tổng số 29 người mất tích, trong đó có 4 thành viên thủy thủ đoàn và 25 hành khách. Cũng theo ông này, 6 người Italia và 10 người Đức có mặt trong số những người mất tích.

Quốc tịch của những người khác cho tới hôm qua chưa được công bố, song Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra yêu cầu tìm kiếm một cặp vợ chồng người Mỹ là Gerald và Barbara Ann Heil. Lực lượng cứu hộ cũng cho biết đã tìm thấy hai người Mỹ này cùng 4 người Italia, 2 cặp vợ chồng người Pháp và 6 thành viên thủy thủ đoàn.

Lực lượng cứu hộ cố gắng tìm kiếm những người mất tích bằng những đèn chiếu cực mạnh trong bóng đêm đen ngòm bao trùm xác con tàu Costa Concordia cho tới khuya ngày 16/1 nhưng sau đó đã phải dừng công việc lại.

Hiện con tàu đang nằm trong tư thế nghiêng thăng bằng trên đỉnh những tảng đá ngầm ở độ sâu chưa đến 50 mét, song có nguy cơ trượt ra chỗ nước sâu hơn.

Trong khi nhấn mạnh việc “khám phá” con tàu là “nguy hiểm”, ông Brusco cho rằng vẫn còn “hy vọng” bởi vẫn còn một phần con tàu nổi trên mặt nước. Các chuyên gia so sánh công việc của họ như công việc của các nhà nghiên cứu trong hang động.

Con tàu Concordia chở 4.229 người, trong đó khoảng 3.200 người là khách du lịch cùng 1.000 người là thành viên thủy thủ đoàn và nhân viên làm việc trên tàu, đã bị chìm vào tối 13/1 sau khi va phải một tảng đá ngầm gần hòn đảo Giglio, Toscane của Italia.

Thảm kịch khiến ít nhất 7 người thiệt mạng, trong đó có 4 du khách (2 người Pháp, 1 người Italia và 1 người Tây Ban Nha) và 1 thành viên thủy thủ đoàn người Peru. Thi thể của 6 người này được phát hiện sau một đêm tàu chìm và đã được đưa ra khỏi tàu vào chiều 16/1, còn thi thể của người thứ 7 đươc phát hiện vào rạng sáng qua (17/1).

Lo thảm họa tràn nhiên liệu

Bên cạnh chiến dịch cứu hộ, chính quyền Italia cũng đang tích cực tránh một thảm họa sinh thái khi 2.380 tấn nhiên liệu từ con tàu khổng lồ có thể rò rỉ ra ngoài môi trường biển. Giữa chiều 16/1, một chất dung dịch dầu đã rò ra xung quanh con tàu. Nhưng tới buổi tối, Bộ trưởng Môi trường Italia Corrado Clini cho biết “hình như đó không phải là hiện tượng rò rỉ nhiên liệu”.

Tuy nhiên, Chính phủ Italia đang xem xét quyết định về tình trạng thảm họa tự nhiên trong vùng biển mà con tàu Costa Concordia bị nạn để triển khai tối đa nguồn lực tài chính và nhân lực nhằm tránh ô nhiễm môi trường tự nhiên xung quanh đảo Giglio.

Người đứng đầu đảo Sergio Ortelli tỏ ra lo ngại về “quả bom sinh thái” này. Một đội chuyên gia của công ty Hà Lan Smit&Salvage đang cố gắng đảm bảo an toàn cho con tàu bằng cách bố trí những phi tiêu màu vàng.

Tàu lật, thuyền trưởng vẫn “đòi” ăn

 Hiện thuyền trưởng Costa Concordia Francesco Schettino đang bị giam giữ vì lý do “có khả năng bỏ trốn”, bị giám sát đặc biệt và điều trị tâm lý, một quan chức của cơ quan quản lý nhà tù cho biết.

Một trong những cuộc trao đổi giữa Francesco Schettino với lực lượng canh gác bờ biển được lưu lại trong chiếc hộp đen của con tàu làm tăng chứng cứ chống lại viên thuyền trưởng này. Cuộc trao đổi cho thấy ông ta đã rời con tàu để lên phao cứu sinh vào bờ trước cả hành khách – trái với mọi quy định đang có hiệu lực trong lĩnh vực hàng hải – và thậm chí còn từ chối trở lại boong tàu.

“Thuyền trưởng, đó là một mệnh lệnh, chính tôi là người chỉ đạo vào lúc này, ông phải quay trở lại mũi tàu, trở lại boong tàu và phối hợp với lực lượng cứu hộ”, một quan chức của văn phòng cảng biển đã truyền lệnh cho ông Schettino.

Nhưng luật sư của viên thuyền trưởng, bà Bruno Leporatti, đã mô tả thân chủ của mình như một người “thất thần vì thiệt hại về người và hoảng loạn vì những gì đã xảy ra”, đồng thời nói rằng trong đêm xảy ra thảm họa ông ta đã “giữ sự sáng suốt cần thiết” để làm cho con tàu mắc lại trên mỏm đá, “cứu sống nhiều người”.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng không kể chối cãi được chống lại ông Schettino, theo đó ông bị nghi ngờ áp sát quá gần bờ đảo nhằm thực hiện một cuộc cập bến ngoạn mục với tất cả các đèn đều được bật sáng và kéo còi vang inh ỏi để chào mừng người dân trên đảo.

Ông chủ hãng Costa Crociere cũng cho rằng viên thuyền trưởng đã có hành động sai lầm và không có con tàu du lịch nào áp bờ như vậy. Lãnh đạo hãng này khẳng định rằng, hành trình mà viên thuyền trưởng quyết định là “một sáng kiến mang ý chí cá nhân, trái ngược với các quy định có trong các văn bản và đã được xác nhận” của công ty.

Thậm chí, Rogelio Barista, một đầu bếp người Philippines trên tàu Costa Concordia còn kể lại rằng dường như thuyền trưởng Francesco Schettino không hề lo lắng chút nào về vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 21h30 tối 13/1 ở bờ biển Giglio. “Khoảng 22h, 22h30 gì đó, thuyền trưởng bảo chúng tôi nấu bữa tối cho ông ấy và tôi nhìn thấy ông ta đi cùng một người phụ nữ lạ mặt”, Rogelio kể. “Tôi đã hỏi một đầu bếp khác rằng không hiểu ông ta đang nghĩ gì”.

Thảm kịch xảy ra với tàu Costa Concordia khiến thế giới nhớ lại vụ chìm tàu Titanic kinh hoàn cách đây 100 năm. Sau vụ này, rất nhiều người “anh hùng” xả thân cứu những người bị nạn như: bảo vệ Manrico Giampietroni cứu hàng chục người trước khi rơi xuống một cái hố khiến anh bị gãy chân và được cứu sống sau khi bị kẹt trong vỏ tàu 36 tiếng đồng hồ.

Tổ chức hàng hải quốc tế cho rằng, cần phải “rút ra bài học” sau thảm kịch Costa Concordia và “nếu cần thiết” cần xem lại các quy định về an toàn đối với các con tàu chờ khách lớn. Vì thảm kịch này mà Tổ chức hàng hải quốc tế đã phải hủy các lễ tưởng niệm 100 năm vụ chìm tàu Titanic tháng 4/1912.

Có một điều, không hiểu linh tính như thế nào hay chỉ là mỉa mai về số phận, thuyền trưởng Schettino đã từng tuyên bố trên một tờ báo của Cộng hòa Séc hồi năm 2010: “Tôi không bao giờ muốn giữ vai trò là thuyền trưởng của tàu Titanic”.

Quang Minh (Theo AFP, Telegraph)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.