Vụ tiệm vàng Hoàng Mai, tùy tiện từ khâu ban hành văn bản

Vụ tiệm vàng Hoàng Mai, tùy tiện từ khâu ban hành văn bản
(PLO) - Ban hành biên bản vi phạm hành chính sau 1 tháng xảy ra sự việc, tiệm vàng Hoàng Mai nhất định không đồng ý với kiểu làm tùy tiện của UBND Thành phố.
Liên quan đến việc tiệm vàng Hoàng Mai (đường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thu đổi ngoại tệ trái phép gây nhiều tranh cãi, thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua, ngày 5/6, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-XPHC-TM do Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng ký, phạt ông Dương Công Kiên 400 triệu đồng vì có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Không bàn đến việc ban hành Quyết định xử phạt 400 triệu đồng của UBND.TPHCM là đúng hay sai, xử phạt như thế là nhiều hay ít, bài viết này chỉ đi sâu vào những khía cạnh pháp lý của vấn đề. 
Căn cứ xử phạt hành chính là gì?
Cụ thể, ông Kiên đã có hành vi thu mua 100 USD, hoạt động ngoại hối này tại tiệm vàng Hoàng Mai không được cấp phép. Quyết định đóng dấu “tối mật” này buộc ông Kiên phải nghiêm chỉnh chấp hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Ngay khi nhận quyết định xử phạt nói trên, ông Kiên làm đơn khiếu nại.
Theo Luật sư Phan Thông Anh (Cty Luật Hợp danh Việt Nam) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND TP.HCM dựa trên hành vi vi phạm hành chính của đương sự. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, nếu tình tiết mà các báo đã đăng thời gian qua là đúng - không có biên bản vi phạm hay biên bản vi phạm được lập sau đó 10 ngày chứ không phải ngay tại thời điểm thu đổi ngoại tệ, tiền tang vật là 100 USD được lấy trong tủ tiền của tiệm vàng chứ không phải bị tịch thu ngay thời điểm vi phạm  - thì xét về mặt trình tự thủ tục, Công an sai từ đầu. 
Pháp luật qui định, căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính là phải có biên bản xử phạt được lập ngay thời điểm vi phạm, có chữ ký xác nhận của người vi phạm hoặc nếu không có chữ ký thì phải có người làm chứng. Còn việc đổi USD phải có tiền tang vật và người đổi tiền, ở đây trong 2 yếu tố này thì việc xử lý vi phạm hành chính của Công an Bình Thạnh không thỏa mãn điều kiện nào cả. 
Do không chứng minh được hành vi vi phạm (không có biên bản được lập tại thời điểm vi phạm, không có tiền tang vật), việc UBND TP.HCM ban hành Quyết định xử phạt là không có căn cứ pháp luật. Về trình tự, thủ tục, Công an Bình Thạnh không có đủ căn cứ kết luận người vi phạm có hành vi vi phạm,  do đó UBDN thành phố (TP) cũng không có đủ căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.
Biên bản lập sau cả tháng
Ông Kiên cũng cho rằng, ông không hề có hành vi vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt 327/QĐ-XPHC-TM căn cứ vào Biên bản vi phạm hành chính số 26/BB-VPHC do Công an quận Bình Thạnh lập ngày 19/5/2014, ông Kiên không hề được Công an Bình Thạnh cung cấp nội dung biên bản này để ký. Sau khi Công an Bình Thạnh lập xong biên bản cũng không gửi cho ông giữ theo quy định. Và điều quan trọng là biên bản này được lập ngày 19/5, tức gần một tháng kể từ thời điểm khám xét và thu giữ tài sản (ngày 24/4/2014) của Công an Bình Thạnh. 
Ông Kiên cũng cho biết thêm, việc công an giữ lại 100 USD cho là tang vật thực chất là tiền trong két sắt của bà Nguyễn Thị Thanh Mai (chủ tiệm vàng Hoàng Mai). Khi công an khám xét trong két sắt đã lấy ra 1 tờ 100 USD trong tổng số tiền mà Công an Bình Thạnh mang đi thu giữ. Vì vậy, sau khi nhận được quyết định xử phạt, ông Kiên đã nộp đơn khiếu nại đề nghị UBND TP hủy bỏ, thu hồi quyết định này.
Trao đổi cùng PV Báo PLVN với vai trò là người ký Quyết định xử phạt, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết: Việc xử phạt, Công an đã đảm nhận trả lời và chịu trách nhiệm về đề nghị của mình. Mỗi ngày, UBND TP ban hành rất nhiều Quyết định xử phạt ở nhiều khối; trong đó, cũng có một vài đơn xin gia giảm, một số không ý kiến thì rà soát lại để báo cáo lãnh đạo Ủy ban xem xét quyết định, nếu doanh nghiệp không đồng ý thì kiện ra Tòa. Quan điểm của UBNDTP là bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.