Nên bỏ quy định người được thi hành án phải có đơn yêu cầu?

Một buổi cưỡng chế thi hành án. Ảnh minh họa
Một buổi cưỡng chế thi hành án. Ảnh minh họa
(PLO) - Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) được trình ra Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII mới đây quy định người được thi hành  án (THA) phải có đơn yêu cầu THA. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị không nên có quy định này mà chỉ khi nào người được THA từ chối quyền lợi của mình thì họ mới cần phải có đơn.
Muốn thi hành án, phải có đơn
Luật THADS hiện hành quy định người được THA, người phải THA căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức THA. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được THA, người phải THA có quyền yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyết định THA.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Luật THADS cũng quy định rõ các yêu cầu trong đơn THA cũng như thủ tục gửi, nhận đơn, từ chối đơn...
Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS trình Quốc hội vừa qua, quy định một trong các quyền của  người được THA là: “Yêu cầu Tòa án ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành; yêu cầu cơ quan THADS hoặc tổ chức có thẩm quyền ra quyết định THA và tổ chức việc THA”. 
Dự thảo Luật cũng quy định: “Người yêu cầu tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu THA bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện...  Ngày gửi đơn yêu cầu được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi”. Các yêu cầu về nội dung THA cũng được quy định rõ trong Dự thảo Luật. 
Ngoài ra, Dự thảo còn nêu rõ: Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói tại Tòa án, cơ quan THADS thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung theo quy định. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu. Khi nhận đơn, Tòa án, cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn và các trường hợp Tòa án, cơ quan THADS từ chối nhận đơn.
Chỉ khi nào từ chối quyền lợi mới phải có đơn?
Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh), không nên quy định người THA phải làm đơn yêu cầu. Vì nhiều người dân không biết, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa kiến thức pháp luật hạn chế, họ không hiểu muốn thi hành phải có đơn. 
Bà Khá ví dụ cụ thể, một vụ ly hôn thì người THA có quyền yêu cầu không THA. Có thể họ đã thỏa thuận được với nhau về tài sản. Vì vậy, luật làm sao phải tạo điều kiện cho mọi công dân được pháp luật bảo vệ, không phân biệt thành thị hay nông thôn. 
ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cũng đồng tình: “Nên bỏ quy định người được THA phải có đơn yêu cầu THA để bảo đảm thuận lợi cho người dân”. ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai) chung nhận định: “Buộc người phải THA có đơn yêu cầu là khó khăn cho dân, vì trong nhiều trường hợp họ là bị hại, đã ở thế yếu rồi lại còn phải có đơn, trong đơn lại phải có thông tin về tài sản thì rất khó khăn. Hay trong các vụ kiện dân sự, nhiều người già yếu, người nghèo không có tiền... do vậy phải có đơn là không nên”. Ông Thành cũng tán thành cao việc giao xác minh điều kiện THA về cho chấp hành viên thay vì đương sự như quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, cũng còn nhiều ý kiến đề nghị cho giữ quy định về THA theo đơn yêu cầu như quy định hiện hành, nhằm phù hợp với tính chất hoạt động THADS, bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự.
Thẩm tra Dự thảo Luật, Ủy ban Tư pháp cho rằng, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS cần cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, nhất là bảo đảm thi hành quy định tại Điều 106 của Hiến pháp là: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”; đồng thời bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân, bảo đảm sự bình đẳng giữa quyền và lợi ích của Nhà nước và của công dân. 
Do đó, nhiều ý kiến trong Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc sửa đổi quy định về ra quyết định THA (khoản thi hành cho công dân) theo hướng: Tòa án (hoặc Cơ quan THADS) phải ra quyết định THA đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, không buộc người được THA phải có đơn yêu cầu THA. Trường hợp người được THA có đơn đề nghị không THA, từ bỏ quyền, lợi ích của mình theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan THADS lập biên bản ghi nhận việc đó và đình chỉ THA.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.