Chuối Cô đơn: “Biệt dược” cứu người nghèo khó

Hoa chuối cô đơn
Hoa chuối cô đơn
(PLO) - Thật lạ kỳ vì loài cây này từ khi nảy mầm cho đến khi trổ buồng nhất định không chịu đẻ cây con, chờ đến lúc quả chín căng mọng, thân mẹ sẽ tự rũ mình chết héo, kết thúc một đời chuối cô quạnh. Nhưng ngạc nhiên hơn, chuối Cô đơn có khả năng trị được rất nhiều căn bệnh mà Tây y chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.
Lẩn khuất trong khu rừng nguyên sinh, loài cây lạ kỳ có tên chuối Cô đơn chỉ thích ứng với môi trường sống ở Vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Thật lạ kỳ vì loài cây này từ khi nảy mầm cho đến khi trổ buồng nhất định không chịu đẻ cây con, chờ đến lúc quả chín căng mọng, thân mẹ sẽ tự rũ mình chết héo, kết thúc một đời chuối cô quạnh. Nhưng ngạc nhiên hơn, chuối Cô đơn có khả năng trị được rất nhiều căn bệnh mà Tây y chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.
Chuyện tình chuối Cô đơn
Theo vị trí địa lý, vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), rộng khoảng 15.000 ha, là một trong số ít vùng đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam. Bước chân vào đây, khách không chỉ choáng ngợp trước vẻ đẹp của cảnh quan núi rừng hoang sơ, kỳ vĩ. Mà còn ngỡ ngàng bởi rất nhiều cánh rừng nguyên sinh mọc trên các dãy núi đá vôi mà ở đó hiện đang còn lưu giữ được 40 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn. Trong số đó có một loài được mang cái tên rất lạ kỳ - chuối Cô đơn.
Anh Hà Quang Đạo – nhân viên Trạm Vườn quốc gia Xuân Sơn cho biết cây chuối này chỉ được 6 tháng tuổi
Anh Hà Quang Đạo – nhân viên Trạm Vườn quốc gia Xuân Sơn cho biết cây chuối này chỉ được 6 tháng tuổi 
Ông Hoàng Kim Sơn, Trạm Trưởng vườn Quốc gia Xuân Sơn cho hay, chuối Cô đơn còn có tên khác là chuối bạc hà. Sở dĩ nó có tên như vậy là do cả đời cây chuối chỉ mọc có một mình, khác hẳn với các loài chuối bình thường mọc theo cụm, khóm. Và điều kỳ lạ nhất là cây chuối Cô đơn này có rất nhiều điều khác biệt: Thứ nhất, nó tự sinh sôi bằng hạt chứ không phải bằng phần củ dưới đất. Thứ hai, thân cây, lá, hoa chuối đều có một màu xanh cốm. Thứ ba là chỉ khi đông đến cây chuối mới trổ buồng, quả được xếp kin kít, bìu ríu nhau chứ không theo nải, trên buồng có rất nhiều mo xanh xếp chồng liên tiếp lên nhau trông giống hệt hoa sen. Cuối cùng là khi quả trên buồng chín vàng mọng cũng là lúc thân chuối già tự héo rũ ra rồi chết đi. Gốc chuối thì to kềnh, khi trưởng thành có đường kính cỡ 45-50cm, thân chuối mập mạp, nhiều bẹ ôm ấp, nó khác tất thảy các loại chuối nhà, chuối rừng khác.
Đem những điều lạ kỳ về cây chuối Cô đơn đến bản Cỏi - ngôi làng cổ xưa nhất của người Dao Tiền, bản cuối cùng nơi vườn quốc gia Xuân Sơn hỏi những già làng thì được biết liên quan đến cây chuối này là một câu chuyện tình rất bi thương. Một già làng xúc động kể lại: Từ xa xưa, ở chốn non thiêng, rừng thẳm này cảnh vật còn  này âm u, tĩnh mịch có một đôi nam, nữ làm bạn với nhau từ bé, tình yêu bất ngờ nảy sinh trong họ, nhưng không ngờ được rằng ngày cô gái chuẩn bị làm dâu cũng là ngày bố mẹ đẻ bắt cô phải phá vỡ lời hẹn thề chung đôi. Cô gái càng yêu chàng trai hơn khi biết rằng người yêu của mình không được bố mẹ mình chấp nhận vì anh ta mắc quá nhiều căn bệnh lạ. Gia đình nhà trai thấy con mình bị chê bai nên tỏ ra tự ái cũng nhất quyết ngăn cản cho bằng được.
Yêu nhau mà không đến được bên nhau nên đôi bạn trẻ quyết định cùng nhau chốn lên rừng. Để tránh những con thú dữ trong rừng họ phải leo lên những vách đá cao để ẩn nấp. Không ngờ, sau mấy ngày chạy chốn chàng trai bắt đầu phát bệnh nặng, chân tay sưng lên như có mọng nước. Thấy mình như vậy, chàng trai đã khóc lóc và tự trách mình đã làm khổ người yêu quá nhiều. Sau khi đã tìm được chốn ở an toàn trên vách núi cho cô gái, chàng trai đã bỏ ra đi. Sáng tỉnh dậy, không thấy người yêu, cô gái nghĩ rằng người yêu đi săn như mọi khi mà không biết đó chính là lần cuối cùng mình được sống cùng người yêu.
Ngày qua đi, cô gái không thấy người yêu quay trở về, trong khi đó cái bụng của cô ngày một to lên. Sau những đêm mỏi mòn đợi chờ, cuối cùng cô gái quyết định đi tìm chàng trai. Cô đi mãi trong khu rừng âm u mà kết quả chỉ là sự thất vọng. Một ngày kia, cô tìm được đường xuống chân vực thì bất ngờ phát hiện ra một phần thi thể của ai đó, sau phút hoảng sợ cô phát hiện ra chiếc vòng đeo cổ của người mình yêu. Quá đau buồn vì biết rằng người yêu mình đã tự vẫn để quên đi những cơn dày vò của bệnh tật. Sau khi sinh con cô cũng kiệt sức chết đi rồi hóa thành một cây chuối kỳ lạ. Sau này một người Dao Tiền đi rừng đem về nhà trồng không thấy đẻ mà chỉ thấy ra quả chín rồi tự chết rũ, cả đời cây chuối chỉ sống có một mình nên đặt tên là chuối Cô đơn.

Phương thuốc hữu hiệu
Người Xuân Sơn truyền tai nhau rằng, khi nuôi buồng, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt, cũng vì thế mà quả chuối có tác dụng hữu ích nhất. Khi chuối chín sẽ bốc hương thơm ngát, có vị ngọt, nhiều hạt, khi cắn hạt sẽ có vị chát, thứ hạt đó dùng để chữa bệnh.
Những bậc cao niên ở Xuân Sơn cho biết cây chuối Cô đơn ấy có khả năng chữa được rất nhiều bệnh như, đi ngoài, sỏi thận, phù thũng, sưng tay chân, viêm loét dạ dày, trị dị ứng da, một số bệnh run sán ở trẻ em, bệnh đường ruột. Tùy vào những căn bệnh khác nhau mà lấy những bộ phận trên cây chuối để trị bệnh. Từ hạt chuối, đến thân bẹ đều có thể dùng làm thuốc.
Bà Hà Thị Lễ (83 tuổi, ngụ xã Xuân Sơn – nhà đã có 3 đời chuyên chữa bệnh bằng cây thuốc Nam) bật mí: Cách đây không lâu có một người phụ nữ gần 40 tuổi tìm đến tôi, cô ta nói tự dưng cảm thấy người béo dần, sức khỏe ngày càng yếu dần, cứ làm việc là thấy mỏi mệt, sáng ngủ dậy mặt nặng, buổi trưa da tay cứng nhắc, rồi hai đùi trướng lên, phù ấn lõm. Sau khi kiểm tra những nơi phát bệnh tôi đoán ngay là bị phù thũng thuộc loại uất trướng, tôi dùng hạt chuối Cô đơn bốc cho hơn chục ấm, uống vào thì hết phù, hết trướng, khỏi bệnh.
Bà Lễ còn cho biết, hột chuối có khả năng chữa được rất nhiều bệnh: Với bệnh sỏi thận thì nên chọn quả chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống, cho 7 thìa (PV - thìa cà phê) bột hột chuối vào 1 siêu nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước thì đem ra uống hằng ngày như nước trà, uống liền vài ba tháng sẽ dứt bệnh. Ngoài ra cũng có thể lấy quả chuối đem thái mỏng, sao thật vàng, sau đó hạ thổ 7 ngày, mỗi ngày lấy một vốc tay sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no. Nếu chữa bệnh tiểu đường thì cần đào lấy phần củ cây chuối, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.
Cây chuối cô đơn
 Cây chuối cô đơn
Trẻ em bị táo bón có thể lấy 1 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được. Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng, nước sắc quả chuối chữa đái rắt. Rễ cây chuối sắc uống chữa cảm mạo, đau bụng… Như vậy, theo kinh nghiệm dân gian của những người dân nơi đây thì cây chuối Cô đơn này có khả năng trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không tốn tiền, không độc hại. Chính vì thế nó được coi là loài “biệt dược” cứu cánh những người nghèo khó.
Bên cạnh việc dùng để chữa bệnh thì các cao niên vẫn thường đi rừng tìm cây chuối Cô đơn lấy bẹ mang về nấu canh, nếu có điều kiện thì nấu canh sương nếu không thì cho ít mỡ, nước mắm, mì chính ăn vào cũng rất ngon như kiểu dọc mùng.
Cây chuối có lẽ quá quen thuộc với người Việt Nam nhưng ít ai biết đến cây chuối Cô đơn. Người Xuân Sơn không chỉ dùng cây chuối Cô đơn để chữa bệnh cho chính mình mà họ còn coi đó là một biểu tượng linh thiêng về người mẹ, vì thế mà họ luôn chân trọng người mẹ, người bà của mình. Nhiều năm nay, người dân Xuân Sơn tự nguyện làm công tác bảo vệ rừng, không chặt phá, không làm bẫy diệt thú dưới mọi hình thức. Bởi vậy, những người đi thu mua cây thuốc Nam, đặc biệt là cây chuối Cô đơn đành ngậm ngùi quay trở ra với sự tiếc nuối.
Chuối Cô đơn – tên khoa học là Ensele glaucum (Roxb) E. E Cheesman (Musa glauca Rozb), thuộc họ Chuối - Musaceae. Mô tả: Thân giả cô độc, đơn kỳ quả, phù ở gốc, cao 3-5m. Lá có phiến to như các loại Chuối khác, dài 1,4-1,8m, lá mốc. Buồng nghiêng, có mo xanh không rụng; nái hàng hoa, nái đầu lưỡng tính hay cái, nái sau đực. Quả khô, dài 9-12cm, đường kính 3,5cm; hạt ít, to hơn 1cm, đen đen, rốn lõm sâu. Bộ phận dùng: Thân giả - Petiolus Ensetes. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau…

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.