Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật nói về Báo Pháp luật Việt Nam

Báo PLVN thường xuyên phối hợp với Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ tổ chức các buổi Tọa đàm trực tuyến về các vấn đề pháp lý mà bạn đọc quan tâm
Báo PLVN thường xuyên phối hợp với Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ tổ chức các buổi Tọa đàm trực tuyến về các vấn đề pháp lý mà bạn đọc quan tâm
(PLVN) - Gửi trọn tình cảm, niềm tin vững chắc đối với Báo PLVN, cán bộ và công chức Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) luôn mong muốn Báo PLVN tiếp tục phát huy thành tựu, năng động, sáng tạo hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Ngành, nhất là trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng; hoàn thiện thể chế, giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống của người dân, doanh nghiệp…

Vượt qua khó khăn, thách thức và vươn lên mạnh mẽ

35 năm xây dựng và trưởng thành của Báo PLVN là một chặng đường đầy khó khăn, thách thức với việc hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về việc đưa nền pháp luật, tư pháp đến gần dân hơn.

Quá trình phát triển của Báo là một minh chứng sống động về sự đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc, vừa có sự thận trọng cần thiết trong tư duy chính trị - pháp lý vừa có những bứt phá trong cách làm báo, ra báo của những người cầm bút trong bối cảnh cải cách pháp luật và cải cách tư pháp thời kỳ quá độ, khi cái cũ chưa mất đi, cái mới chưa định hình vững chắc. 

Với việc ra số báo đầu tiên, từ một bộ phận của Vụ Tuyên truyền giáo dục pháp luật, Báo Pháp luật thường thức đã tách ra thành đơn vị độc lập, được trao sứ mệnh vinh quang, trở thành cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, rồi vươn lên với tên gọi đầy tự hào – Báo PLVN, khi mới 17 tuổi căng đầy sức sống (năm 2002). 

Báo PLVN đã trở thành tờ báo có số lượng ấn phẩm đa dạng (báo in, báo điện tử, truyền hình pháp luật…) và có nhiều bạn đọc trên khắp mọi miền đất nước. Việc đa dạng, phong phú các ấn phẩm cũng đồng nghĩa với sự lan tỏa rộng rãi trong công chúng bạn đọc tư tưởng, triết lý mà người làm báo PLVN đã lựa chọn. 

Cầu nối gần gũi, hữu ích, thiết thực, gắn kết cuộc sống với pháp luật

Với vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, hoạt động của các Báo, Tạp chí ngành Tư pháp đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), phục vụ kịp thời việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước; góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật trong nhân dân; tăng cường phát huy dân chủ và pháp chế XHCN  tuyên truyền có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính Nhà nước, đặc biệt là cuộc vận động cải cách tư pháp, cải cách thể chế hiện nay.

Thời gian qua, Báo PLVN đã cùng toàn ngành Tư pháp bước vào giai đoạn phát triển mới với việc triển khai các chiến lược của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp. Cùng với sự vươn lên của ngành Tư pháp, Báo PLVN với cách nghĩ mới, cách làm mới đã phát huy tốt vai trò trong việc thông tin, tuyên truyền cũng như huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Các ấn phẩm, bài viết của Báo cơ bản đã phản ánh chân thực, sinh động và ngày càng đi vào chiều sâu, có hệ thống về các sự kiện chính trị - pháp lý của đất nước, về những đóng góp thiết thực của cải cách thể chế ở tầm vĩ mô cũng như những tác động tích cực, cụ thể của cải cách tư pháp, cải cách hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế. 

Báo đã thông tin kịp thời, chính xác đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, nhất là những vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở bám sát thực tế đời sống xã hội, Báo cũng đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, qua đó kiến nghị, góp phần bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; chú trọng phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, đồng thời tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Bộ, Ngành. 

Đặc biệt gần đây, Báo đã có những đổi mới đáng ghi nhận, thể hiện rõ nét nhất trong việc đề xuất và đã tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình Chung tay xóa nghèo pháp luật hướng về biên giới, biển đảo; Cuộc  thi viết Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững”; Chương trình truyền thống Tri ân miền Trung “Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn”; thực hiện bình chọn hãng luật và luật sư của năm… 

 

Gửi trọn tình cảm, niềm tin vững chắc đối với Báo

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách hành chính, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiệm vụ của ngành Tư pháp ngày càng được mở rộng và khó khăn, phức tạp. Báo PLVN - tờ báo chính thống của ngành Tư pháp có vai trò hết sức quan trọng trong việc thông tin, phản ánh và định hướng dư luận, qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Ngành, nhất là trong việc hoàn thiện thể chế giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống của người dân, doanh nghiệp. 

Công tác PBGDPL nói chung, hoạt động của Báo PLVN nói riêng đứng trước cơ hội và trách nhiệm lớn trong việc thông tin, phổ biến kịp thời đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam về quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật theo đúng tinh thần và nội dung của Hiến pháp. Báo PLVN tiếp tục đứng trước những cơ hội mới, trách nhiệm mới lớn lao, nhưng cũng đầy thách thức.

Với truyền thống 35 năm xây dựng và trưởng thành, tin rằng Báo PLVN tiếp tục là chỗ dựa pháp lý tin cậy cho bạn đọc, người dân và doanh nghiệp, mãi giữ vững “bút sắc, lòng trong, phò chính, trừ tà”, xứng đáng là tiếng nói của Bộ, ngành Tư pháp đang chuyển mình trong công cuộc cải cách pháp luật và cải cách tư pháp vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.