Vụ ông Trịnh Văn Quyết: Gỡ phong tỏa tài sản tạo điều kiện để các bị cáo khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tại tòa.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo luật sư, việc hủy bỏ biện pháp kê biên, phong toả để bị cáo tự nguyện khắc phục hậu quả cũng thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với các bị cáo. Bởi bị cáo được tạo điều kiện để khắc phục hậu quả sẽ giúp bồi thường thiệt hại nhanh hơn mà không cần qua giai đoạn thi hành án.

Mong muốn của cựu Chủ tịch FLC

Phiên toà xét xử ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác đang trong thời gian nghị án. Theo dự kiến, chiều 5/8, HĐXX TAND TP Hà Nội sẽ ra phán quyết với các bị cáo.

Trước đó, trong những ngày diễn ra phiên tòa, ông Trịnh Văn Quyết khẳng định bản thân vẫn luôn tìm mọi cách để khắc phục hậu quả nếu bị HĐXX tuyên phải bồi thường. Theo lời ông Quyết, tài sản của ông đang bị phong tỏa ước tính khoảng 4.800 – 5.000 tỷ đồng, cộng thêm số tiền người mua Bamboo chưa trả thì ông nghĩ rằng toàn bộ tài sản đó đủ để khắc phục hậu quả của vụ án.

Do đó, ông Quyết mong HĐXX tạo điều kiện để bán tài sản đề bù thiệt hại, bao gồm cả cổ phần của ông tại FLC. Theo lời ông Quyết, tài sản của FLC có giá trị thật lên tới hàng tỷ USD, nếu bán thì cũng thu về số tiền lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.

Bào chữa cho ông Quyết, luật sư đề nghị HĐXX cho phép ông Quyết thông qua luật sư và gia đình chủ động tìm kiếm nhà đầu tư để bán tài sản là cổ phiếu để nộp phần giá trị còn lại của số tiền hưởng lợi không ngay tình, thực hiện trong thời gian sớm nhất để giảm thiểu giá trị giảm giá tài sản; Ghi nhận ý thức tự nguyện của ông Quyết trong việc khắc phục hậu quả của vụ án để xem xét, có chính sách khoan hồng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Bào chữa cho bà Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Quyết), luật sư Trần Hồng Phúc đề nghị dỡ bỏ kê biên và dỡ bỏ ngăn chặn với 2 nhà đất của bà Nga bởi các tài sản kê biên và ngừng giao dịch đều là tài sản hợp pháp của vợ chồng bà Nga không được hưởng lợi hay liên quan gì đến vụ án này. Bên cạnh đó, luật sư cho rằng chỉ cần dỡ bỏ kê biên, phong tỏa đối với tài sản của ông Quyết là đảm bảo điều kiện đáp ứng khắc phục bồi thường hơn 3.600 tỷ đồng. Bởi tài sản của ông Quyết đang bị kê biên phong tỏa còn lớn hơn số tiền hậu quả vụ án.

Theo luật sư Phúc, trong trường hợp được gỡ phong tỏa và ông Quyết khắc phục được toàn bộ hậu quả sẽ là tình tiết quan trọng tác động đến toàn bộ vụ án, các bị cáo sẽ được xem xét giảm nhẹ khi lượng hình. Trước đó ông Quyết cũng được tạo điều kiện bán hãng hàng không Bamboo Airways dưới sự chứng kiến, giám sát của cơ quan chức năng để khắc phục hậu quả cho tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Việc gỡ phong toả để bị cáo tự nguyện khắc phục hậu quả cũng thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với các bị cáo.

Cơ sở nào để gỡ phong tỏa, kê biên tài sản?

Theo dõi vụ án này, luật sư Phạm Văn Thảo (Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH S-Life Việt Nam - Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự hay còn được biết đến là việc kê biên tài sản liên quan đến vụ án hình sự, thực hiện ở quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm đảm bảo việc bồi thường thiệt hại cũng như khắc phục hậu quả của vụ án một cách thuận lợi, đúng quy định của pháp luật.

Luật sư Phạm Văn Thảo (Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH S-Life Việt Nam - Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Luật sư Phạm Văn Thảo (Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH S-Life Việt Nam - Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Hiện nay, việc kê biên tài sản trong vụ án hình sự được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015). Theo đó, Khoản 1 Điều 128 BLTTHS 2015 quy định: “Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại”.

Pháp luật quy định chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc phải bồi thường thiệt hại và người tiến hành kê biên phải lập biên bản ghi rõ tên, tình trạng tài sản bị kê biên. Quy định này nhằm đảm bảo để thi hành án, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo không bị xâm phạm.

Bên cạnh đó luật sư Thảo cho biết, việc kê biên tài sản sẽ được hủy bỏ khi vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 130 BLTTHS 2015. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, bản chất của biện pháp kê biên tài sản không phải là một hình phạt dành cho người phạm tội mà chỉ mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế áp dụng tạm thời khi phát sinh căn cứ cần thiết phải áp dụng và đến một thời điểm căn cứ áp dụng không còn nữa cũng có nghĩa việc áp dụng biện pháp kê biên không còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án nên việc quy định các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản là hoàn toàn hợp lý và cần thiết trong tố tụng hình sự nói riêng, trong hoạt động tố tụng nói chung.

Tương tự, luật sư Nguyễn Thị Thu Vân (Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự. Theo quy định, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra,Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND hoặc Chánh án, Phó Chánh án TAND và Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản.

Và theo khoản 2, điều 130 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.

Như vậy, đối với vụ án trên, Chủ toạ phiên toà là người có thẩm quyền quyết định giữ hoặc huỷ bỏ biện pháp kê biên, phong tỏa.

Trường hợp bị cáo được hủy bỏ biện pháp kê biên, phong tỏa và dùng tài sản đó để khắc phục hậu quả sẽ giúp bồi thường thiệt hại nhanh hơn cho bị hại mà không cần phải qua giai đoạn thi hành án sau này. Qua đó, bảo vệ kịp thời được quyền lợi của bị hại.

Mà theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả sẽ được hưởng 1 tình tiết giảm nhẹ. Từ đó, HĐXX có thể xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ này khi định lượng hình phạt đối với bị cáo theo các quy định pháp luật./.

Đọc thêm

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.