Vụ nổ súng kinh hoàng tại Dallas (Mỹ): 'Quả bom' phân biệt chủng tộc

Vụ nổ súng kinh hoàng tại Dallas (Mỹ): 'Quả bom' phân biệt chủng tộc
(PLO) - Giới chức Mỹ ngày 10/7 tiết lộ tên Micah Johnson (ảnh), thủ phạm nổ súng nhằm vào cảnh sát thành phố Dallas đang làm nhiệm vụ ngăn chặn dòng người biểu tình phản đối việc 2 công dân da màu bị cảnh sát bắn chết tại bang Minnesota và bang Louisiana, đã từng lên kế hoạch thực hiện một vụ tấn công lớn bằng bom.

Cảnh sát trưởng thành phố Dallas David Brown cho biết, có đủ cơ sở để tin rằng tên Johnson đã có những kế hoạch tấn công khác nhằm vào lực lượng thực thi pháp luật trước vụ nổ súng vào rạng sáng 8/7 khiến 5 cảnh sát thiệt mạng. 

“Quả bom” phân biệt chủng tộc

Sau khi khám sát nhà riêng của hung thủ, lực lượng an ninh đã phát hiện tên này từng thực hành sử dụng chất nổ và có bằng chứng cho thấy y muốn sử dụng vật liệu này để chống lại lực lượng thực thi pháp luật. Theo ông Brown, vụ 2 người da màu bị cảnh sát bắn chết tại bang Minnesota và bang Louisiana là nguyên nhân khiến tên này đẩy nhanh các âm mưu tấn công. 

Vụ nổ súng nhằm vào cảnh sát thành phố Dallas ngày 8/7 vừa qua được coi là vụ bạo lực đẫm máu nhất nhằm vào lực lượng thực thi pháp luật nước này kể từ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Tổng thống Mỹ Mỹ Barack Obama đang có chuyến công du châu Âu đã buộc phải cắt ngắn kế hoạch này. Theo thông cáo của Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới Dallas vào ngày 11/7 (theo giờ Mỹ) và có bài phát biểu tại đây.

Ngay hôm sau, sảnh sát thành phố Dallas đã phải tiếp tục tăng cường an ninh sau khi nhận một lời đe dọa tấn công ngày 9/7. Theo đó,  một thông báo nặc danh đe dọa thực hiện những cuộc tấn công mới nhằm vào các nhân viên thực thi pháp luật trên khắp thành phố đã được gửi đến Sở Cảnh sát Dallas. Trang web của kênh truyền hình địa phương CBS đưa tin tại thời điểm đó, trụ sở cảnh sát Dallas đã đóng cửa và lực lượng đặc nhiệm đã được triển khai xung quanh tòa nhà. 

Ngay sau vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở Dallas, trong cuộc khảo sát do Gallup thực hiện và công bố ngày 10/7 cho hay, ngày càng có nhiều người Mỹ cho rằng hệ thống luật pháp nước này đang có xu hướng chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Phi và lo ngại về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Vụ việc ở Dallas tiếp tục là hồi chuông cảnh bảo về nạn mâu thuẫn sắc tộc vốn luôn gây nhức nhối trong xã hội Mỹ.

Bùng nổ làn sóng tuần hành

Nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ ngay trong ngày 8/7 đã chứng kiến hàng nghìn người xuống đường tuần hành sau vụ bắn chết 5 cảnh sát ở Dallas.

Các cuộc tuần hành đã đồng loạt diễn ra tại nhiều thành phố, bao gồm thành phố Atlanta của bang Georgia, thành phố Houston của bang Texas và thành phố San Francisco của bang California, cũng như ngay bên ngoài Nhà Trắng tại thủ đô Washington.

Phát biểu trước hàng nghìn người tại một lễ vinh danh những cảnh sát bị thiệt mạng, Thị trưởng thành phố Dallas Mike Rawlings hối thúc người dân Mỹ phải thừa nhận vấn đề mâu thuẫn sắc tộc đang là thách thức lớn với toàn nước Mỹ đồng thời kêu gọi người dân cùng đứng lên để chữa lành những vết thương của sự phân biệt. Ông Rawlings cũng nhắc lại thông điệp của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc không chỉ người da màu, những cảnh sát cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ sự phân biệt này.

Các vụ biểu tình phản đối tình trạng cảnh sát bắn chết người da màu diễn ra trên khắp nước Mỹ và đang có dấu hiệu mở rộng đã phản ánh rõ mâu thuẫn sắc tộc ngày càng nghiêm trọng trong xã hội nước này. 

Trước tình hình căng thẳng trong mối quan hệ giữa người da trắng và người da màu ở Mỹ, hiện có 3 quốc gia đã cảnh báo công dân thận trọng khi tới thăm các thành phố của Mỹ bị ảnh hưởng bởi làn sóng biểu tình bạo lực bùng phát vừa qua. Theo đó, Đại sứ quán Bahrain tại Mỹ đã kêu gọi công dân “thận trọng với những vụ biểu tình và khu vực đông người ở Mỹ”. Về phần mình, Bahamas, quốc gia vùng Caribe với đa số dân là người gốc Phi, cũng cảnh báo công dân nước này cẩn thận khi tới thăm các thành phố bị ảnh hưởng do “các vụ cảnh sát bắt nam thanh niên da màu”. Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) tại Mỹ cũng ra tuyên bố cảnh báo sinh viên và công dân nước này ở Mỹ thận trọng...

Vụ nổ súng ở Dallas là một trong những vụ tấn công gây thương vong lớn nhất cho lực lượng cảnh sát Mỹ trong nhiều năm qua. Phát biểu trước báo giới, Thị trưởng Dallas Mike Rawlings nói: “Đêm 7/7 là đêm ác mộng tồi tệ nhất của thành phố”... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.