'Vũ khí' nguy hiểm đặc biệt của IS

Khalid Cheikh Mohammed, chủ mưu của vụ khủng bố 11/9/2001, cũng là kẻ phụ trách nhánh tuyên truyền của al-Qaeda
Khalid Cheikh Mohammed, chủ mưu của vụ khủng bố 11/9/2001, cũng là kẻ phụ trách nhánh tuyên truyền của al-Qaeda
(PLO) - Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) mở rộng ảnh hưởng và tiếng tăm ra khắp thế giới bằng mạng xã hội, ứng dụng trên điện thoại và máy tính, video phát tán trên mạng, tạp chí và thông cáo báo chí cập nhật hàng ngày. Những chiếc “vòi bạch tuộc” truyền thông chính là thứ vũ khí được ưa thích và là trọng tâm trong chiến lược của chúng. 

“Sau một hành trình dài đầy hy sinh vinh quang, giáo sĩ Abu Mohammed al-Adnani đã ra đi cùng với những người tử vì đạo và những người anh hùng đã bảo vệ Hồi giáo, chiến đấu chống kẻ thù của Thượng đế”. Đây là nội dung một bản thông cáo báo chí mà IS phát đi ngày 30/8 công khai cái chết của phát ngôn viên của chúng. 

Tuyên truyền đầu độc

Một thiệt hại rất lớn: al-Adnani vừa là tiếng nói của tổ chức, vừa là kẻ giám sát các hoạt động khủng bố ở phương Tây. Không phải là một người phát ngôn đơn thuần, y còn là hiện thân của chiến lược trung tâm của nhóm khủng bố:

Xây dựng, phối hợp các vụ tấn công, đồng thời trực tiếp theo dõi việc công bố thông tin liên quan đến với dư luận nhằm tuyển dụng và kích động các phần tử ủng hộ, đôi khi không có mối liên hệ trực tiếp với IS nhưng bị tiêm nhiễm đầu óc cực đoan thông qua các chương trình tuyên truyền đầu độc ồ ạt trên Internet.

IS khai thác tất cả các khả năng có thể trên Web theo cách thức giống như một mạng nhện khổng lồ mà những sợi dây của nó leo tới tận chóp bu của tổ chức. Đối với chúng, tuyên truyền không phải là một công cụ đơn thuần, mà là một vũ khí. 

Tạp chí Dar al-Islam và “hãng thông tấn” Amag từ lâu được coi là hạt nhân của chủ nghĩa thánh chiến trên mạng. Sau Facebook và Twitter, phần mềm nhắn tin Telegram, được hai phần tử khủng bố tham gia giết hại một cha xứ Thiên chúa giáo tại thị trấn Saint-Etienne-du-Rouvray (tỉnh Seine-Maritime, Pháp) tháng 7 vừa qua, hiện trở thành phần mềm ưa thích của các tổ chức khủng bố.

Phần mềm này đã lọt vào tầm ngắm của chính phủ phương Tây, vốn đang cố gắng đưa ra các luật và quy định mới nhằm chặn đứng hoạt động tuyên truyền chết người. Theo đánh giá của Chính phủ Pháp trong một thông cáo đưa ra vào tháng 5: “Các cuộc gặp gỡ và tuyên truyền trên không gian ảo đã trở thành những nhân tố chủ chốt hoặc tác nhân kích động cực đoan hóa”.

“Nghe chúng tôi nói…”

Câu nói “đừng nghe những gì người ta nói về chúng tôi, hãy nghe những gì chúng tôi đã nói với các bạn”, được chúng lặp đi lặp lại, đã tóm tắt tham vọng và quyết tâm của IS trong cuộc chiến nhằm áp đặt quan điểm của chúng ra toàn thế giới.

Cuộc chiến hình ảnh, một trong những trụ cột của chiến lược mở rộng ảnh hưởng của IS, lần đầu tiên công bố tại Iraq một cách rõ rệt vào tháng 5/2014. Bốn mươi lăm phút phim đầy bạo lực đã tràn ngập các mạng xã hội.

Trong một video nhan đề “Sự va chạm giữa các lưỡi kiếm”, IS kêu gọi sử dụng bạo lực và hành động độc ác nhằm vào lực lượng an ninh và nhân viên nhà nước Iraq, với mục đích đe dọa khiến những người này phải bỏ việc. 

Abu Mohammed al-Adnani, kẻ được coi là phát ngôn viên của IS

Abu Mohammed al-Adnani, kẻ được coi là phát ngôn viên của IS

Chiến dịch tuyên truyền này đã đạt kết quả. Mouwafak al-Rubaie, cựu cố vấn an ninh quốc gia Iraq, thậm chí còn cho rằng thất bại của quân đội Iraq tại Mossul, thành phố lớn thứ hai nước này rơi vào tay IS tháng 6/2014, là kết quả của cuộc tuyên truyền của chúng. Trong trận chiến, gần 30.000 lính Iraq đã bỏ chạy khi chỉ phải đối mặt với 800 quân khủng bố.

Ông than vãn trên kênh truyền hình CNN đầu năm nay: “Chúng tôi đã có lực lượng chống khủng bố tốt nhất trong khu vực, nhưng họ lại tháo chạy. Nguyên nhân chính là chiến dịch truyền thông của IS. Chúng làm việc rất hiệu quả, xét trên góc độ truyền thông, nhất là các mạng xã hội”.

Sau khi Mossul thất thủ, Bộ Thông tin Iraq tưởng như đã tìm ra lời giải bằng cách ngăn chặn tiếp cận các mạng xã hội. 

Hành động và thông điệp

Ông Kévin Jackson, chuyên gia của Trung tâm phân tích chủ nghĩa khủng bố giải thích: “Lịch sử chủ nghĩa khủng bố từ khi khởi nguồn đến nay cho thấy luôn có một sự đan xen giữa hoạt động chiến đấu (lên kế hoạch và tiến hành khủng bố) và truyền thông (tuyên truyền, phát ra các thông điệp).

Mối liên hệ giữa ‘chiến đấu’ và tuyên truyền là trung tâm của cỗ máy khủng bố. Nó cho phép bảo đảm sự liên tục, không chệch hướng khỏi các thông điệp. Cầu nối giữa hành động và thông điệp có ý nghĩa then chốt và luôn nằm ở nơi cao nhất trong dây chuyền lãnh đạo”.

Một ví dụ cho thấy tầm quan trọng này là tên Khalid Cheikh Mohammed, chủ mưu của vụ khủng bố 11/9/2001, cũng là kẻ phụ trách nhánh tuyên truyền của al-Qaeda. Với “chức danh” này, y phụ trách luôn việc sản xuất các video về các phần tử tấn công liều chết vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới ở New York (Mỹ). 

15 năm sau, theo một sơ đồ tương tự, tên al-Adnani cũng phụ trách bộ máy tuyên truyền của IS cho tới khi chết, đồng thời kiêm nhiệm chỉ huy hoạt động khủng bố nhằm vào châu Âu. Dưới sự chỉ huy của hắn, “văn phòng thông tin” được đặt trực tiếp dưới sự điều hành của cơ quan có tên là Choura, bộ não chính trị-tôn giáo của tổ chức.

Chính tên này xác định lời lẽ tuyên truyền, chẳng hạn như di chúc mà các phần tử tấn công liều chết sẽ để lại, tất cả phải được phối hợp một cách ăn khớp. Tiền bối của IS thậm chí đã thành lập một “bộ thông tin” từ năm 2006, với thành phần chỉ huy có liên hệ mật thiết với ban lãnh đạo tác chiến của nhóm.

Trước al-Adnani, một chỉ huy khác của IS, tên Abu Atheer al-Absi, người Syria, chịu trách nhiệm về cỗ máy tuyên truyền, đồng thời nắm vai trò chỉ huy quân sự của tổ chức tại Syria.

Một biểu tượng khác về sự kết hợp giữa tác chiến và “thông tin”, là tên Islam Seit-Umarovich, từng là cánh tay phải của Tarkhan Batirashvili, còn gọi là Omar người Chesnia và bị tiêu diệt tháng 3 năm nay, đang phụ trách các sản phẩm tuyên truyền bằng tiếng Nga.

Hiện nay, có phần tử thánh chiến nói tiếng Nga gốc Caucasus là lực lượng chiến binh nước ngoài đông đảo nhất tại Syria và Iraq. Quê hương của chúng chính là một mục tiêu cần chinh phục của IS. 

IS đã triệt để lợi dụng Internet để quảng bá cho tổ chức và hoạt động của mình
IS đã triệt để lợi dụng Internet để quảng bá cho tổ chức và hoạt động của mình

Hoạt động tuyên truyền của IS đã được mô tả trong một tài liệu nội bộ của chúng bị tiết lộ năm 2014 với nhan đề “Các nguyên tắc quản lý IS”. Cơ quan này chịu trách nhiệm giám sát nhiều nhiệm vụ truyền thông và các “văn phòng khu vực” khác nhau.

Trong số đó có “hãng thông tấn” Amaq, cơ quan thường lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ khủng bố mà nhóm thực hiện, và đài phát thanh al-Bayan phát trên Internet các bản tin hàng ngày bằng nhiều ngôn ngữ. 

Tên Fabien Clain được cho là phụ trách các nội dung bằng tiếng Pháp của đài al-Bayan tại Syria, cùng với một tên khác là Adrien Guihal.

Hai tên này đã rời Pháp đến Syria tháng 2/2015, cùng với hai phần tử đã xuất hiện trong một cuộc điều tra về âm mưu khủng bố bất thành nhằm vào một nhà thờ Thiên chúa giáo tại thị trấn Villejuif, ngoại ô Paris năm 2015.

Adrien Guihal đã bị kết án 4 năm tù do liên quan tới âm mưu tấn công cảnh sát vào năm 2012. Chính y đã lên tiếng nhận trách nhiệm của IS sau vụ tấn công giết hại hai cảnh sát tại nhà riêng ở thành phố Magnanville, ngoại ô Paris ngày 13/6/2016…

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.