Vụ “chiếc dùi tưởng tượng”: Vận dụng tùy tiện để tính tỉ lệ thương tật?

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLO) - Để có căn cứ khởi tố vụ án, CQĐT Công an TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành trưng cầu giám định pháp y (GĐPY) đối với thương tích của bà Hoàng Thị Hoa, nhưng sự vận dụng tùy tiện để kết luận thương tật đã gây nên những tranh luận “nảy lửa” tại phiên tòa.
Theo Bản GĐPY số 75/2013/GĐPY kết luận thương tật của bà Hoàng Thị Hoa vào ngày 24/12/2013 của Phòng GĐPY thuộc Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể toàn bộ theo phương pháp cộng lùi bằng 13% (mười ba phần trăm). 
Sau khi TAND TX.Từ Sơn ra Quyết định trả hồ sơ cho VKSND TX.Từ Sơn để điều tra bổ sung, yêu cầu giám định lại thương tích của bà Hoàng Thị Hoa, ngày 22/10/2014, Phòng GĐPY Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh có Công văn số 19/2014/GĐPY trả lời như sau: “…Việc kết luận giám định căn cứ vào Thông tư Liên Bộ 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH ký ngày 27/9/2013. Tỷ lệ thương tật tại Bản GĐPY số 75/2013/GĐPY ký ngày 24/12/2013 hoàn toàn phù hợp và chính xác với các thương tích mà trong giấy chứng thương được cơ quan điều tra cung cấp”. Tuy nhiên, trên thực tế thì cơ thể của chị Hoàng Thị Hoa có bị tổn thương và tổn thương đó phải được tính tỷ lệ thương tích, do Thông tư 28 có nhiều điểm chưa cụ thể, vì vậy Phòng GĐPY phải vận dụng để tính tỷ lệ thương tích cho chị Hoa…”.
Về vấn đề này, Luật sư Trương Anh Tú, người bào chữa cho bị cáo cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra, đối chiếu với các danh mục thương tật tại Thông tư Liên Bộ số 28 không hề có tên thương tật nào là sẹo ở vành tai cũng như thương tật sau khi điện não đồ cho sóng bất thường. Như vậy, việc “vận dụng” để tính thương tích cho bà Hoa như cách làm của Phòng GĐPY thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, tôi cho là tùy tiện, không phù hợp, không chính xác với quy định của pháp luật, làm sai lệch bản chất vụ án. Do đó, Bản GĐPY này không thể được xem là chứng cứ của vụ án, chứng cứ để buộc tội đối với bị cáo”.
Bác sĩ Ngô Hường Dũng, Chuyên khoa 1, Viện Pháp y Quốc gia, Bộ Y tế cho biết: “Nếu thương tật không có trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư mà lại kết luận trong bản giám định pháp y là kết luận giám định sai. Không được phép sáng tạo bởi lẽ không phải tự nhiên mà Nhà nước quy định bảng thương tật đó, liệt kê chi tiết cụ thể các thương tật trong Thông tư như vậy là để các Giám định viên (GĐV) đưa ra kết luận có cơ sở”.
Luật sư Trương Anh Tú  (Hà Nội) cho biết thêm: “Trong một vụ án hình sự, GĐV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận giám định do mình đưa ra. Trong trường hợp nếu sau khi đã đưa ra kết luận giám định nhưng nhận thấy bản kết luận giám định của mình là chưa chính xác thì GĐV có quyền rút lại kết luận của mình. Trong trường hợp cố tình đưa ra kết luận giám định sai sự thật thì GĐV phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khai báo gian đối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật được quy định tại Điều 307 Bộ luật Hình sự”.
Được biết, phiên tòa phúc thẩm vụ án này sẽ được mở lại vào sáng 28/7.
PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin...

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.