Vợ hiền kể chuyện ít người biết về Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Nhạc sĩ Phạm Tuyên đứng đầu bên trái năm 1950 tại Việt Bắc
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đứng đầu bên trái năm 1950 tại Việt Bắc
(PLO) - Nói đến nhạc sĩ Phạm Tuyên, mỗi một thế hệ, mỗi một lớp người, mỗi nghề nghiệp… lại có một ấn tượng riêng từ sản phẩm âm nhạc của nhạc sĩ họ Phạm, người con ưu tú của cố nhà văn hóa Phạm Quỳnh.

Viết về một nhạc sĩ đương còn sống, thật không dễ chút nào, tư liệu về ông quá ít. Mà ông lại không hay nói về mình, chẳng có hồi ký tâm sự.

Nhưng may mắn sao, người vợ hiền của nhạc sĩ - PGS, TS Nguyễn Ánh Tuyết - lại có hồi ký Chúng tôi đã sống như thế do Nxb.

Tổng hợp TP HCM ấn hành. Và đó là nguồn tư liệu chính để chúng tôi triển khai bài viết này, với những tư liệu ngồn ngộn, sống động của người bạn đời song hành với sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ tài năng này. 

Duyên âm nhạc thuở ấu thơ

Ngay từ dạo nhỏ (Phạm Tuyên sinh năm 1930), trong gia đình Phạm Quỳnh, các anh em của Phạm Tuyên mỗi người đều có một sở thích, sở trường về âm nhạc khác nhau. Anh cả Phạm Giao thích guitar phím lõm và cải lương, anh hai Phạm Bích thích guitar cổ điển phương Tây, anh ba Phạm Khuê thích phong cầm, còn Phạm Tuyên thích cả guitar và phong cầm. Các chị gái thì thích đàn thập lục, đàn nguyệt… 

Đối với Phạm Quỳnh, ông thấy ở cậu con trai thứ tư Phạm Tuyên có nhiều triển vọng hơn cả, nên dành nhiều sự ưu ái. Tuổi thơ Phạm Tuyên, gắn nhiều nơi đất Huế tại biệt thự Hoa Đường, vui chơi cùng anh chị, chiếu phim bằng giấy bóng kính, cũng như học thêm nhiều bộ môn nghệ thuật do cha mời thầy về dạy. 

Lúc nhỏ, Phạm Tuyên theo học tại trường tiểu học Paul Bert gần cổng Thượng Tứ. Từ những bài học nhập môn âm nhạc dân tộc với những bản cổ như Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ… và đàn nguyệt, tình yêu âm nhạc thêm lớn dần, ngấm vào máu thịt chú bé. Lúc ở nhà, Tuyên lại hay say sưa xem các chị chơi đàn tranh. 

Khi học trường Quốc học, cậu bé lại được học nhạc lý phương Tây với thầy Martin, biết thêm nhiều bài dân ca Pháp, bắt đầu biết chơi đàn accordéon và guitar, sinh hoạt trong một ban nhạc với Nguyễn Tăng Hích (nhạc sĩ Trần Hoàn sau này). Khiếu nghệ thuật, đặc biệt là mảng âm nhạc của Tuyên được thầy, bạn khen nhiều. Chú bé còn biết cả hội họa nữa. 

Ban đầu, Tuyên thường bịa ra những khúc nhạc của riêng mình. Hay nghe những bài Bạch Đằng giang, Dòng sông hát của Lưu Hữu Phước, Flots du Danube của Ivanovici, Tuyên bắt chước và viết ra bài Sóng sông Hương, lại liều gửi các bản nhạc sáng tác cho một nhà xuất bản ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội, và được… nhận in.

Nhưng khi họ muốn gặp nhạc sĩ của những bài hát ấy thì Tuyên trốn biệt, vì ngại họ thấy mình trẻ con chắc… không in nữa. 

Nhạc sĩ Phạm Tuyên tại khu Học xá trước 1954
Nhạc sĩ Phạm Tuyên tại khu Học xá trước 1954

Con đường âm nhạc

Sau khi học xong tú tài, năm 1948, Phạm Tuyên ghi tên vào học tại trường Đại học Pháp lý, những mong sau này sẽ có đủ lý lẽ để lấy lại lẽ công bằng cho người cha đã khuất năm 1945 của mình. Nhưng ít lâu sau, trường giải thể vì thực dân Pháp đổ bộ lên Việt Bắc.

Phạm Tuyên được cử đi học tại trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Cũng chính từ môi trường binh nghiệp, ca khúc chính thức đầu tiên được viết với tên Vào lục quân: “Góc trời lửa rực cháy hoang tàn. Căm hờn giặc Pháp uất hận chứa chan!”...

Tốt nghiệp trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn năm 1950, Phạm Tuyên về công tác tại trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Cao Vân, Đại Từ, Thái Nguyên. Bài hát Em vào thiếu sinh quân ra đời. Sau này, Phạm Tuyên trở thành nhạc sĩ của tuổi thơ chính từ bước khởi đầu ở môi trường rèn luyện cho các em thiếu nhi mặc áo lính này. 

Năm 1954, Phạm Tuyên công tác tại Khu học xá, còn gọi là “Dục tài học hiệu” đóng tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, phụ trách Văn Thể Mỹ cho toàn khu. Chính tại nơi đây, nhạc sĩ bén duyên cùng người bạn đời trăm năm Nguyễn Ánh Tuyết. Một mối nhân duyên trải qua nhiều trắc trở nhưng càng làm cho duyên vợ chồng trở nên keo sơn. 

Sau khi về nước, năm 1958, Phạm Tuyên công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội, làm Trưởng Ban biên tập ca nhạc, kiêm Trưởng đoàn Ca nhạc của đài. Ông từng được Hội Nhạc sĩ Việt Nam cử sang Liên Xô dự Đại hội Âm nhạc của toàn Liên bang Xô viết với nhạc sĩ Văn Chung.

Sau này, năm 1980, ông được cử làm giám khảo Cuộc thi âm nhạc Quốc tế Bảy sắc cầu vồng của các Đài Phát thanh các nước XHCN tổ chức tại Moscow. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng được tín nhiệm, giữ chức Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông cũng là một trong những thành viên tham gia sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. 

Ngoài sáng tác nhạc, ít người biết rằng, nhạc sĩ họ Phạm còn có nhiều đóng góp khác cho âm nhạc Việt với những tác phẩm như Nhạc lý cơ bản (1956), Ký âm pháp cơ bản (1960), Kinh nghiệm sáng tác ca khúc (1968), Các bạn trẻ hãy đến với âm nhạc (1982), Âm nhạc ở quanh ta (1987), Âm nhạc với trẻ con (2000)…

Bên cạnh đó là những nghiên cứu về âm nhạc cùng với các nhạc sĩ của Hội Âm nhạc Hà Nội (Hồ Quang Bình, Hoàng Dương, Vũ Tự Lân) qua các đầu sách: Tân nhạc Hà Nội đầu thế kỷ XX đến 1945 hình thành và phát triển (2002), Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI (2008). 

Bản nhạc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Bản nhạc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

Nhạc sĩ họ Phạm có sức sáng tác dồi dào, bao trùm nhiều thể loại khác nhau, từ những nhạc phẩm dịch của nước ngoài, cho đến nhạc phẩm cho thiếu nhi, nhạc phẩm về quê hương, đất nước, về người lao động, về ru ca, tình ca, về Bác Hồ…

Nhiều bài hát của ông ghi dấu ấn lớn trong lòng khán, thính giả và có sức sống mãnh liệt qua thời gian.

Trong đó, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng để lại một ấn tượng đặc biệt, được PGS, TS Nguyễn Ánh Tuyết kể lại trong hồi ký đong đầy cảm xúc. 

Bài hát được Phạm Tuyên sáng tác trong đêm 28/4/1975, một dự cảm chiến thắng với tinh thần lạc quan.

Và hai ngày sau, chiều ngày 30/4/1975, tại phòng thu thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, các anh chị em của Đoàn ca nhạc của Đài cùng bên Giao hưởng Hợp xướng tập hợp tại phòng thu thanh của Đài, ca khúc Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng được dàn dựng, thu âm và phát ngay trong bản tin công bố tin chiến thắng cho cả nước và thế giới của Đài về ngày lịch sử.

17h ngày 30/4, nhạc phẩm được cất lên qua sóng phát thanh gây một niềm xúc động mãnh liệt.

Thời điểm đêm 28/4 khi nhạc phẩm ấy được ra đời, người vợ hiền của nhạc sĩ cho hay, vào thời điểm 21g30, khi nghe tin thời sự biết Trung úy Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, nhạc sĩ họ Phạm bồi hồi lạ thường, trên tay là mẩu giấy và chiếc bút chì, đứng nơi cầu thang, ngoài trời là mưa phùn. Cứ thế như một mạch cảm xúc tuôn chảy, ông ghi xong cả giai điệu và lời ca bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. 

Sau này, cũng ca khúc ấy, năm 1985, nhạc sĩ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, một trường hợp đặc biệt khi Nhà nước tặng thưởng huân chương cho một nhạc phẩm.

Trên huân chương có ghi: “Tặng thưởng nhạc sĩ Phạm Tuyên – đã có thành tích xuất sắc trong việc sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng góp phần cổ vũ kịp thời cho ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc”.

Nhận xét về ảnh hưởng của ca khúc này, có tác giả đã cho rằng “Bài hát là thông điệp hòa bình, là niềm kiêu hãnh, lạc quan của dân tộc, là lời hiệu triệu, là niềm tin tất thắng vào chính nghĩa. Bài hát ngân nga mãi trong lòng mọi người, là nhịp cầu nối hai miền đất nước, giữa các quốc gia đã từng yêu mến và ủng hộ Việt Nam đấu tranh cho thống nhất và hòa bình”...

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.