Vợ buồn vì chồng "nửa chừng...tu"

"Chồng tôi đi chùa nhiều, nên kết thân với khá đông các Phật tử khác. Mỗi cuối tuần, anh  dành thời gian đến nhà các Phật tử của anh bàn chuyện Phật pháp, rồi mở tiệc chay. Tuần nào cũng thế. Đến mức, tôi băn khoăn nghĩ, có lẽ những người bạn Phật tử mới thật sự là gia đình của anh, còn tôi và các con chỉ là gánh nặng, là mái nhà cho anh trú chân chăng?"

Tôi lấy chồng từ năm 20 tuổi. Tôi dân tỉnh lẻ lên Sài Gòn học Cao đẳng, còn chồng tôi là con trai Sài Gòn, tuy vậy gia đình cũng khá khó khăn, chật vật chứ không giàu có gì. Lấy chồng mười năm, hai vợ chồng đã có với nhau hai mặt con, công ăn việc làm của hai vợ chồng cũng khá ổn định, căn chung cư mua trả góp cũng gần xong.

Nếu nhìn vào  người ngoài sẽ bảo gia đình như vậy là ổn lắm rồi, nhiều người phải mơ ước. Có ai biết tôi bây giờ rơi vào cảnh khổ, có chồng mà cũng như không?

Cách đây năm năm, vợ chồng tôi cũng hạnh phúc lắm, đi đâu cũng có nhau. Năm 2007, chồng tôi bị thất nghiệp. Một năm trời anh ấy làm việc tự do, ai bảo gì làm nấy. Rồi chồng tôi bắt đầu theo mẹ chồng tôi đi chùa. Ban đầu là những chùa trong nội thành, sau dần, anh cùng mẹ chồng hành hương khắp các chùa ở miền Nam.

Khi anh ấy bắt đầu đi chùa, tôi cũng ủng hộ anh, vì mong anh sẽ khuây khoả, lấy lại tinh thần. Nhưng về sau, càng ngày anh càng bỏ bê vợ con, trở thành Phật tử chuyên tâm tại một ngôi chùa ở Thủ Đức.

Một tuần anh dành đến bốn buổi tối để đến chùa tụng kinh. Rồi nhiều buổi sáng, thay vì ở nhà cạnh vợ con, giúp tôi lo cho con cái thì anh khoác áo choàng lam, đến chùa làm công quả.

Những ngày không đi chùa, anh ở nhà, cũng dành nhiều thời gian để ngồi thiền, tụng kinh. Nhà chung cư có 56m2, đã nhỏ tí, nhưng anh dành cả một gian để phục vụ cho việc tụng kinh, niệm Phật, thờ cúng.

Mỗi một tháng, thu nhập từ việc làm tự do của anh chừng 5 triệu, anh đưa cho tôi 2 triệu rưỡi để lo tất tần tật cho con cái, sinh hoạt gia đình, số còn lại anh giữ để phục vụ cho tín ngưỡng của riêng anh.

Mới năm ngoái đây, anh quyết định ăn chay tại gia, thế là vợ chồng phải nấu đến hai mâm cơm, mâm mặn cho vợ và các con, mâm chay cho chồng.

Nhiều bữa ngồi ăn mà tôi muốn rớt nước mắt. Tôi đã nói nhiều lần, nhưng chồng không chịu, bảo là anh phải ăn chay thì việc tu của anh mới hoàn thiện.

Rồi mới tháng trước đây, anh ngỏ ý với tôi, muốn gom lại cả nhà ăn một mâm cơm thôi, có nghĩa là tôi và các con phải ăn chay cùng anh, anh còn khuyên "từ nay cả nhà nên cùng tu, cùng đi chùa, ăn chay niệm Phật".

Thế là tôi vừa khóc vừa làm dữ , tôi bảo tu là phải có căn, là phải thoát trần thoát tục, con tôi còn nhỏ, biết gì mà bắt hai đứa ăn chay, đi chùa như anh, làm sao bảo đảm việc học hành, sức khoẻ cho hai cháu. Anh mới thôi ý định đó.

Chồng tôi đi chùa nhiều, nên kết thân với khá đông các Phật tử khác. Mỗi cuối tuần, anh  dành thời gian đến nhà các Phật tử của anh bàn chuyện Phật pháp, rồi mở tiệc chay. Tuần nào cũng thế. Đến mức, tôi băn khoăn nghĩ, có lẽ những người bạn Phật tử mới thật sự là gia đình của anh, còn tôi và các con chỉ là gánh nặng, là mái nhà cho anh trú chân chăng?

Rồi gần đây, tôi có nghe người ta bàn tán, anh có vẻ khá thân thiết và có tình cảm với một chị, trong nhóm Phật tử, goá chồng đã lâu. Tôi tình cờ đọc được những tin nhắn chen giữa những dòng về Đạo là tình cảm thân thiết một cách khác thường. Tôi vặn hỏi, anh mắng, nói tôi là người hẹp hòi. Giữa anh và chị ấy chỉ là hai người cùng chung chí hướng, tư tưởng, là tình thân ái giữa người và người.

Đã từ lâu rồi, chúng tôi lợt lạt chuyện vợ chồng. Hầu như vài tháng mới có một lần gần gũi. Vợ chồng cũng không tâm sự gì nhiều với nhau, không chia sẻ chuyện chăm sóc con, cho con học hành...

Tôi đem chuyện thưa với mẹ chồng nhiều lần, thì bà la tôi, bảo tôi là người không có tâm, đáng ra tôi phải cùng chồng ăn chay đi chùa, hoặc chí ít cũng ủng hộ chồng. Vì anh làm như thế cũng là để phúc đức cho mẹ con tôi.

Tôi lại đến thưa chuyện cùng vị trụ trì chùa, nơi anh ấy hay đến tụng kinh. Vị trụ trì khuyên anh ấy, thì anh ấy về mắng chửi, bảo tôi xấu tính, rồi anh ấy không đến chùa ấy nữa, mà đến ngôi chùa khác.

Tháng trước, tôi cay đắng lắm khi con tôi ở nhà sốt xuất huyết. Một tay tôi vừa chăm cháu nhỏ, vừa túc trực trong bệnh viện chăm cháu lớn. Con tôi xuất huyết nặng  suýt không qua khỏi. Trong lúc ấy. Chồng tôi đang hành hương ở Camphuchia, không tài nào liên lạc được.

Lời lẽ cần nói với chồng tôi cũng đã nói hết. Nỗ lực níu giữ anh ấy, đưa anh ấy về gia đình tôi cũng đã làm. Nay tôi thấy mình bất lực và không thể chịu đựng nổi nữa, sáu năm đơn độc trong chính ngôi nhà của mình là đã quá dài. Tôi muốn làm đơn ly dị, tôi cũng chẳng sợ con tôi mang tiếng không cha, vì bao lâu nay con tôi vốn có cha mà như không rồi.

Tôi không phải người báng bổ. Ngày xưa tôi vẫn đi chùa vào ngày Rằm, thường làm từ thiện. Nhưng tôi nghĩ rằng, người ta, đâu phải muốn đi tu là  tu được. Nếu đã dứt áo trần đi tu, là bỏ lại quá khứ và mọi gánh nặng sau lưng. Còn không, thì tu tại gia, tu tâm, nghĩa là trước hết sống đúng bổn phận của mình, rồi sống đạo đức, nhân ái là đủ.

Chồng tôi, tu chùa không ra tu chùa, tu tại gia không ra tu tại gia. Nửa lửng nửa lơ, bỏ mặc mẹ con tôi với bao gánh nặng, nhọc nhằn của cuộc đời. Bao đêm tôi đã khóc vì thấy mình quá đơn độc.

Nay có lẽ tôi nên dũng cảm để giải phóng, tự đem lại hạnh phúc cho mình và các con, mà không cần sự hiện diện của người chồng "nửa chừng tu" ấy trong mái ấm của mình...

Minh Hà

* Mời bạn đọc chia sẻ tâm sự với bạn Minh Hà, qua email: bentinhbenly@gmail.com

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.