Tâm lý thận trọng trước khi thông tin chính thức về CPI tháng 9 của cả nước và thông tin sửa đổi Thông tư 13 được công bố đã kiến phiên giao dịch cuối tuần khá trầm lắng. VN-Index tiếp tục dao động giằng co với xu hướng giảm nhẹ.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 1,64 điểm xuống 449,13 điểm (giảm 0,36%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 780.320 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 20,90 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 87 mã tăng, 84 mã đứng giá, 92 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 2 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường nhận được sự hỗ trợ khá tốt từ nhóm cổ phiếu bluechip trong bối cảnh giao dịch ảm đạm. Tuy nhiên, giao dịch yếu không đủ sức nâng đỡ thị trường tăng điểm trở lại. VN-Index dao động nhẹ quanh ngưỡng 450 điểm trong suốt đợt khớp lệnh liên tục.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 0,26 điểm, xuống 450,51 điểm (giảm 0,06%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 27.561.890 đơn vị, giá trị giao dịch 698,97 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/09/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 449,71 điểm, giảm 1,06 điểm (-0,24%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 32.025.770 đơn vị, giảm 26,98% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 799,064 tỷ đồng, giảm 29,05%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.908.975 đơn vị, với tổng giá trị hơn 89,38 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 34.934.745 đơn vị (-33,10%) và tổng giá trị giao dịch đạt 888,442 tỷ đồng (-37,88%).
Trong tổng số 263 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 105 mã tăng, 89 mã giảm, 69 mã đứng giá. Trong đó, có 6 mã tăng trần, 7 mã giảm sàn.
Phiên này, sàn HOSE đón thêm 18.025.509 cổ phiếu VTF của CTCP Thủy sản Việt Thắng chính thức giao dịch. Kết thúc phiên, mã VTF đóng cửa tại mức giá 18.100 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt 37.700 đơn vị.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 mã tăng, 3 mã giảm, 4 mã đứng giá là DPM, HPG, STB, MSN.
Cụ thể, VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,80%), đạt 56.500 đồng. CTG tăng 300 đồng/cổ phiếu (+1,62%), đạt 18.800 đồng. EIB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,57%), đạt 17.700 đồng.
Còn lại, BVH giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,99%), còn 50.000 đồng. HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,68%), còn 73.000 đồng. FPT giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-1,40%), còn 70.500 đồng.
Mã OGC dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 2,6 triệu đơn vị (chiếm 7,97% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 33.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 800 đồng (-2,34%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 27,64% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là DRH với mức tăng 4,97% lên 16.900 đồng (tăng 800 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch gần 1,4 triệu cổ phiếu. Ngược lại, mã DTA có mức giảm 4,95% xuống còn 21.100 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì ASM là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.500 đồng lên mức 61.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 315 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã DVD giảm tới 3.000 đồng xuống còn 108.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 39 nghìn đơn vị.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã giảm và 3 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 đứng ở giá tham chiếu là 10.600 đồng, PRUBF1 là 4.800 đồng và VFMVF4 là 6.000 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 4.500 đồng (-2,17%). VFMVFA giảm sàn 300 đồng xuống 7.600 đồng (-3,80%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 70 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.497.430 đơn vị, bằng 4,68% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trong đó, SSI được họ mua vào nhiều nhất với 247.960 đơn vị, chiếm 26,44% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như KDC (200.000 đơn vị), HPG (166.370 đơn vị), TRA (156.620 đơn vị) và TDH (112.830 đơn vị).
Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là PAC (93,97%), BVH (93,62%), VIC (68,87%) và CTD (68,46%).