Virus corona xâm nhập khu ổ chuột lớn nhất châu Á

Đám đông luôn đe dọa những nỗ lực chống lây nhiễm virus corona mà Chính phủ Ấn Độ đang tiến hành. Ảnh: CNN
Đám đông luôn đe dọa những nỗ lực chống lây nhiễm virus corona mà Chính phủ Ấn Độ đang tiến hành. Ảnh: CNN
(PLVN) - CNN ngày 4/4 đưa tin, một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á tại Ấn Độ đã xác nhận ca tử vong đầu tiên do virus corona khiến các bác sĩ hàng đầu nước này lập tức đưa cảnh báo Ấn Độ "phải chuẩn bị để đối mặt với “làn sóng” lây nhiễm  có thể làm tê liệt hệ thống y tế đến mức vượt xa những gì Châu Âu và Mỹ đang trải qua.

Ấn Độ sẽ không đủ khả năng chống đỡ nếu dịch COVID-19 đạt đỉnh

Một người đàn ông 56 tuổi đã chết vì căn bệnh liên quan đến virus corona tại khu ổ chuột Dharavi tại thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ vào ngày 1/4. 

"Bệnh nhân, người không có tiền sử du lịch, đã chết vài giờ sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona tại bệnh viện địa phương"- Kiran Dighavkar, một quan chức của BMC (Tổng công ty Thành phố Brihanm ERIC - là cơ quan dân sự quản lý  Mumbai) nói với CNN

Một số thành viên gia đình của người đàn ông này đã được kiểm tra và cách ly tại nhà. 300 ngôi nhà và 90 cửa hàng trong khu dân cư đông đúc nơi bệnh nhân sinh sống cũng bị phong tỏa để ngăn ngừa lây nhiễm.

Với khoảng 1 triệu người, khu ổ chuột Dharavi có mật độ dân số lớn hơn gần 30 lần so với New York (Mỹ) - khoảng 280.000 người trên mỗi km vuông.

Các bác sĩ nói rằng tình hình sẽ không thể kiểm soát được nếu một đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài lan nhanh qua một trong nhiều khu ổ chuột của Ấn Độ.

Đây là cái chết thứ hai liên quan đến virus corona được báo cáo tại các khu ổ chuột của Mumbai kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, các quan chức BMC xác nhận với CNN. Một người đàn ông 63 tuổi đã xét nghiệm dương tính với virus vào 31/3 là cư dân của khu ổ chuột Malvani và đã qua đời vào tối hôm đó.

Ca tử vong xảy ra khi số ca nhiễm virus corona ở Ấn Độ tăng gần gấp đôi trong bốn ngày, với nhiều bệnh nhân liên quan đến một cuộc tụ họp tôn giáo Tableegi Jamat ở thủ đô New Delhi. 

Luv Agarwal, quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ, cho biết, Ấn Độ đã xác định 154 người tham dự cuộc họp tôn giáo này dương tính với virus corona trên khắp cả nước.

Ấn Độ đã có hơn 230 ca nhiễm mới vào ngày 3/4- nâng tổng số ca nhiễm của quốc gia này lên tới 2.547 và có 62 người đã chết vì virus.

Các bác sĩ ở nước này nói với CNN rằng Ấn Độ cần chuẩn bị cho việc tuyên truyền cho cộng đồng quy mô lớn và điều cần thiết là công chúng phải tuân thủ lệnh phong tỏa toàn quốc 21 ngày do Tổng thống Narendra Modi áp đặt vào tuần trước.

Theo các bác sỹ, dù Ấn Độ có chuẩn bị bao nhiêu đi chăng nữa, nếu dịch đạt đến đỉnh điểm, Ấn Độ thậm chí sẽ không có một phần nhỏ những gì họ cần như giường bệnh, máy thở, PPEs (thiết bị bảo vệ cá nhân) để đối phó.

Bài học từ Châu Âu và Mỹ

Các bác sĩ hàng đầu của Ấn Độ đã theo dõi chặt chẽ vì virus đã lây lan nhanh chóng khắp nước Mỹ  và Châu Âu, áp đảo các hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ, khi các nhân viên y tế đấu tranh để điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân với nguồn cung cấp và đồ bảo hộ đang cạn kiệt.

"Đây là một loại virus đã thách thức mọi dự đoán có thể xảy ra", Tiến sĩ Arvind Kumar, Chủ tịch Trung tâm Phẫu thuật Ngực tại Bệnh viện Sir Ganga Ram ở New Delhi cho biết. 

Kumar nói rằng quyết định chưa từng có của Chính phủ Ấn Độ nhằm hạn chế sự đi lại hàng ngày của 1,3 tỷ công dân trong ba tuần là cơ hội tốt nhất để nước này xác định các điểm nóng virus tiềm tàng và dành thời gian quý báu để đặt hàng và sản xuất thiết bị bảo vệ cũng như máy thở.

Kumar nói: "Nếu chúng ta rơi vào tình huống như Châu Âu, chúng ta sẽ không thể xử lý nó".

Tiến sĩ Om Shrivastav, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Kasturba ở Mumbai, cho biết nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là Ấn Độ chỉ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng của dịch COVID-19.

Theo Shrivastav, tuy nhiên vẫn còn thời gian, vì có khả  năng nhiều tuần nữa Ấn Độ mới phải ghi nhận số ca nhiễm cao nhất.

Xác định các điểm nóng

Với quốc gia đang bị phong tỏa, Naresh Trehan - bác sĩ phẫu thuật tim mạch và tim mạch Ấn Độ cho rằng, hiện tại Ấn Độ cần thiết tăng cường xét nghiệm virus để xác định mức độ lây nhiễm, khoanh vùng “điểm nóng”, “ổ dịch” để hạn chế lấy nhiễm diện rộng.

Người dân xếp hàng nhận khẩu phần ăn tại New Delhi trong thời gian thực hiện lệnh phong tỏa (từ 2/4). Ảnh: CNN

 Người dân xếp hàng nhận khẩu phần ăn tại New Delhi trong thời gian thực hiện lệnh phong tỏa (từ 2/4). Ảnh: CNN

Ấn Độ đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì tỷ lệ xét nghiệm thấp. Theo Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, Ấn Độ mới tiến hành xét nghiệm được 38% nhu cầu. Tính đến hôm qua – 3/4, mới có tổng cộng 66.000 xét nghiệm được thực hiện.

Nguyên nhân một phần là do thiếu hụt phòng thí nghiệm. Theo Bộ Y tế nước này, chỉ có tổng cộng 126 phòng thí nghiệm thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ và 51 phòng thí nghiệm tư nhân đã nhận được phê duyệt để tiến hành xét nghiệm. 

Kumar cho biết có 5 bước quốc gia cần tuân thủ để ngăn chặn lây truyền rộng rãi: Cô lập công chúng, tiến hành thử nghiệm, tăng cường các cơ sở y tế, bơm tiền vào nền kinh tế, "và chăm sóc mọi người để họ có thể duy trì trong giai đoạn này", ông nói nói.

Kumar cũng kêu gọi khởi động một chiến dịch giáo dục đại chúng để công chúng "biết tại sao, bất cứ điều gì đang được thực hiện, tại sao nó được thực hiện và tăng sự tuân thủ của họ", ông nói.

Vào thứ năm, Tổng thống Narendra Modi đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với một số bộ trưởng để thảo luận về cách giải quyết đại dịch. Ông nói rằng mục tiêu trong những tuần tới là "đảm bảo số ca tử vong ít nhất” và hướng dẫn toàn quốc tập trung vào "thử nghiệm, truy tìm, cách ly và kiểm dịch".

Người di cư di cư một “thảm họa”

Đe dọa làm hỏng những nỗ lực chống dịch của Chính phủ Ấn Độ là hàng chục ngàn lao động nhập cư đã trốn khỏi các TP lớn nhất Ấn Độ để tìm cách trở về nhà ở nông thôn, sau khi có lệnh phong tỏa toàn quốc khiến họ không có việc làm hoặc không được trả công.

Không có thức ăn, chỗ ở hoặc tiền tiết kiệm, hàng ngàn người đang thực hiện chuyến đi dài về nhà. 

Cuối  tháng 3, Tổng thống Modi yêu cầu tất cả các bang phong tỏa biên giới bang để ngăn chặn virus xâm nhập vào khu vực nông thôn.

Các bác sĩ Ấn Độ nói rằng tình hình có thể biến thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo nếu người di cư không được chăm sóc. Có những lo ngại rằng nếu những người di cư trở về làng của họ và một vụ dịch xảy ra ở đó, các cơ sở y tế hạn chế ở khu vực nông thôn sẽ không thể đối phó.

"Đây là thời gian đen tối nhất của chúng tôi", Tiến sĩ Rajesh Parikh, Giám đốc nghiên cứu y khoa và Hon nói. 

"Điều này (lao động di cư tìm cách quay về nhà  - PV) rất nghiêm trọng vì nó có thể phủ nhận một phần rất lớn lợi ích của việc phong tỏa", Trehan nói. “Nhưng nó có thể đã quá muộn để ngăn chặn sự bùng phát một đại dịch ở Ấn Độ trong điều kiện này” – nhiều người cùng lo ngại như Trehan.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.