Gây án vì mâu thuẫn trên facebook
Vũ Văn Hiệp (SN 1992, trú tại Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) và Nguyễn Văn Duy (SN 1987, người cùng địa phương) là bạn chơi thân với nhau từ năm 2007, tuy nhiên đến khoảng tháng 4/2014, Hiệp có nói với Duy sẽ không chơi với nhau nữa. Kể từ đó, Duy và Hiệp thường xuyên lên mạng xã hội Facebook nói xấu nhau khiến cả hai xảy ra mâu thuẫn.
Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn là vào buổi sáng ngày 22 hoặc 23/6/2015, Hiệp đi xe máy ra chợ Thổ Tang mua một con dao nhọn để chém Duy vì đã nói xấu mình nhưng không thực hiện được. Đến ngày 27/6/2015, Hiệp tìm con dao nhưng không thấy liền chạy đi mua tiếp một con dao nữa rồi mang về để trong nhà bếp. Hai ngày sau, Hiệp đi tìm Duy tại sân bóng đá Phúc Sơn. Thấy Duy đi một mình, Hiệp lấy dao ở cốp xe lao tới đâm vào hông trái của Duy. Lập tức, Duy bỏ chạy và bị ngã, Hiệp cứ thế cầm dao tiếp tục xông vào đâm, chém nhiều nhát vào người Duy.
Chứng kiến sự việc, anh Trần Văn Mạnh cùng một số thanh niên ở thị trấn Thổ Tang vội chạy tới can ngăn và tước con dao từ tay của Hiệp. Trong lúc ngăn cản, không may anh Mạnh bị Hiệp vung dao đâm trúng vào cẳng chân, gây thương tích nhẹ.
Sau đó, anh Duy được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, tuy nhiên do vết thương quá nặng đã tử vong.
Phiên xử sơ thẩm được mở tại TAND tỉnh Vĩnh Phúc, HĐXX cấp sơ thẩm đã tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Vũ Văn Hiệp theo khoản 2 Điều 93 BLHS.
Cho rằng bản án là quá nhẹ, gia đình bị hại đã làm đơn kháng cáo.
Hoãn phiên xử để tiếp tục làm rõ các tình tiết, chứng cứ
Ngày 3/1/2017, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm tại TAND tỉnh Vĩnh Phúc, ngay từ khi mở tòa, gia đình bị hại cho rằng, tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS, điểm p, n khoản 1 điều 46 BLHS để xử phạt bị cáo Vũ Văn Hiệp 08 năm tù về tội giết người là chưa tương ứng với hành vi phạm tội của bị cáo bởi lẽ,
Nguyên nhân dẫn đến Hiệp có dã tâm giết chết anh Duy chỉ bắt đầu từ mâu thuẫn nhỏ nhặt do nhắn tin mói xấu nhau trên mạng xã hội Faboook mà Hiệp đã hai lần chủ định giết chết anh Duy. Lần 1 không thành vào ngày 22-23/6/2015 do bị mất hung khí là con dao bầu nhọn, âm mưu đó vẫn còn nung nấu trong con người Hiệp nên ngày 27/6/2015 Hiệp lại tiếp tục đi mua dao nhằm giết Duy đến cùng.
Trong quá trình Hiệp đuổi giết anh Duy vào ngày 29/6/2015 rất nhiều người có mặt trong sân đã kêu lên “Thôi hiệp , Thôi Hiệp” (BL219) nhưng Hiệp bất chấp vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội đến cùng.
Từ đó có thể cho thấy, hành vi của Hiệp là hành vi cố ý, có tính chất côn đồ coi thường pháp luật, bất chấp sự can ngăn của mọi người, thực hiện hành vi phạm tội đến cùng cố tình tước đoạt tính mạng của anh Duy nên cần phải truy tố theo điểm n Khoản 1 Điều 93 của BLHS với mức hình phạt từ 12 đến đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Hành vi cố tình tước đoạt tính mạng của Hiệp dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiên trọng nên cần áp dụng Mục e, Khoản 1 Điều 48 BLHS để tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tại tòa, luật sư Trần Văn Lý – Văn phòng Luật sư số 1, Đoàn luật sư Vĩnh Phúc là luật sư bảo vệ cho gia đình bị hại đưa ra quan điểm, việc VKSND tỉnh Vĩnh Phúc và VKSND cấp cao tại Hà Nội cho rằng bị cáo Hiệp có sử dụng chất ma túy đá gây ảo giác để làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là không đúng. Bởi lẽ, trong vụ án này, theo bản kết luận giám đinh pháp y tâm thần số: 52/KL-GĐ ngày 11/11/2015 của Viện pháp y tâm thần trung ương kết luận:
Tại thời điểm phạm tội bị cam Vũ Văn Hiệp có biểu hiện rối loạn tâm thầm do sử dụng các chất gây ảo giác, theo phâm loại bệnh quốc tế lầm thứ 10.1992 về các rối loạn tâm thầm và hành vi bệnh có mã số F16.5. Hành vi phạm tội do phảm ứng mâu thuẫn bị cam hạn chế khả măng nhận thức và điều khiểm hành vi. Hiện tại Vũ Văn Hiệp không có biểu hiện rối loạn hoạt động tâm thần.
Theo biểu 18 của tổ chức y tế thế giới và dược thư quốc gia Việt Nam, tài liệu của cục phòng chống HIV/AIDS của Bộ y tế thì thời gian thải trừ chất ma túy trong con người chỉ có 24-48 giờ nếu tái sử dụng, nếu sử dụng chất ephedrine thì thời gian thải trừ là từ 48-72 giờ (tương ứng với 2-3 ngày). Như vậy để xác đinh được bị cáo có sử dụng chất ma túy hay không thì các xét nghiện lâm sàng, cận lâm sàng (như xét nghiện máu, mước tiểu) phải được thực hiện ngay sau khi bị cáo phạm tội hoặc là trong vòng 03 ngày bị cáo phạm tội để xét nghiệm thì kết quả mới phản ánh chính xác.
Bị cáo phạm tội là 18 giờ ngày 29/6/2015 trong hồ sơ không có biên bản lấy mấu mước tiểu, mấu máu để giám định, đến tận ngày 11/11/2015 sau 04 tháng mới thực hiệm giám định - kết quả giám định sẽ không thể phản ánh được tại thời điểm bị cáo có sử dụng chất ma túy hay không ?
Với mức độ sử dụng chất ma túy như kết luận giám định nêu (mỗi năm Vũ Văn Hiệp dùng chất ma túy từ 2-3 lần, lần cuối dùng vào đầu năm 2015 (tức là vào khoảng tháng 2), thì đến khi phạm tội ngày 29/6/2015 (sau lần sử dụng chất ma túy cuối cùng từ 3-4 tháng) thì kể cả bị cáo có sử dụng chất ma tuy mạnh nhất thì thời gian thải trừ ra khỏi cơ thể cũng chỉ có từ 48-72 tiếng tương ứng từ 2-3 ngày, như vậy không cần xét nghiệm cũng có đầy đủ căn cứ khẳng định tại thời điểm phạm tội trong người của bị cáo Hiệp không còn chất ma túy do đã thải trừ hết.
Trong kết luận giám định không xác định cụ thể bị cáo sử dụng loại chất ma túy gây ảo giác là loại nào để xác định thời gian loại thải ra khỏi cơ thể nên không thể lấy lý do Hiệp sử dụng các gây ảo giác bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo “ không có tính côn đồ” và làm căn cứ giảm nhẹ tội cho bị cáo.
Từ đó, luật sư Lý đề nghị HĐXX căn cứ vào khoản 3 điều 249 BLTTHS sửa bản án sơ thẩm, áp dụng Điểm n Khoản 1 Điều 93 BLHS và các Điểm e, Khoản 1 Điều 48 BLHS tuyên xử Vũ Văn Hiệp 15 - 17 năm tù gian.
Sau khi luật sư và gia đình bị hại trình bày và đưa ra quan điểm tranh luận, HĐXX khi nghị án đã quyết định hoãn phiên tòa để triệu tập thêm giám định viên nhằm xác định rõ việc bị cáo Hiệp có xử dụng ma túy hay không?
Báo PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.