Vinachem hồi sinh, trả nợ triệu USD

Tổng Giám đốc Vinachem Phùng Quang Hiệp.
Tổng Giám đốc Vinachem Phùng Quang Hiệp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Có tên trong danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) lúc đó mang theo 4 “gánh nặng” là những doanh nghiệp, với những dự án triệu USD nhưng làm ăn bết bát, thua lỗ kéo dài... PLVN đã trao đổi với ông Phùng Quang Hiệp - Tổng Giám đốc Vinachem về 5 năm nỗ lực hồi sinh các dự án để vơi đi những món nợ khủng.

Lành mạnh hóa tài chính, tập trung ngành nghề cốt lõi

Thời điểm từ Bộ Công Thương chuyển về trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt: Ủy ban Quản lý vốn), Vinachem đã, đang triển khai Đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2017 - 2020. Sự thay đổi về cơ quan chủ quản tác động thế nào tới việc thực hiện các mục tiêu của Đề án, thưa ông?

-Ngày 10/11/2018 là mốc quan trọng khi Vinachem được chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tập đoàn từ Bộ Công Thương về Ủy ban Quản lý vốn. Đây cũng là thời điểm gần 1 năm Tập đoàn triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 5/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ đó đến nay, với mục tiêu cơ cấu lại toàn diện Tập đoàn, cơ cấu lại Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên để tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi, lành mạnh hóa tình hình tài chính đến quyết liệt đẩy mạnh tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp, Vinachem đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là sự quan tâm của Ủy ban Quản lý vốn để cơ bản hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ. Công tác tái cơ cấu được triển khai đồng bộ tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên, với mục tiêu Vinachem có cơ cấu hợp lý; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh, nòng cốt phát triển ngành công nghiệp hóa chất của đất nước.

Ủy ban Quản lý vốn đã kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thực hiện Đề án theo đề xuất của Tập đoàn nên công tác thoái vốn tiếp tục được thực hiện với giá trị thu được đến nay là 3.206 tỷ đồng, lợi nhuận thuần là 2.948 tỷ đồng, bình quân giá bán gấp khoảng 12,5 lần giá vốn... Bên cạnh đó, Ủy ban Quản lý vốn đã chỉ đạo Tập đoàn tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc chuẩn bị các điều kiện để sớm cổ phần hóa Công ty mẹ, thúc đẩy việc xử lý các dự án kém hiệu quả, xây dựng phương án đối với Dự án muối mỏ kali tại Lào…

Việc hoàn thành tốt các mục tiêu tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2017 - 2020 là tiền đề quan trọng để xây dựng Đề án cơ cấu lại Vinachem giai đoạn 2021 -2025 đang được Ủy ban Quản lý vốn trình Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình tái cơ cấu Vinachem đặt ra nhiệm vụ cần xử lý một số dự án ngàn tỷ nhưng kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài... Trong bối cảnh đó, Ủy ban Quản lý vốn đã chỉ đạo và Vinachem đã thực hiện ra sao để “cứu nguy” 4 dự án thuộc sở hữu của Vinachem?

- Ngay từ khi Ủy ban Quản lý vốn tiếp nhận vai trò Cơ quan thường trực và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương (Đề án 1468), Ủy ban Quản lý vốn đã quyết liệt chỉ đạo Tập đoàn rà soát, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các công việc cần triển khai nêu tại Đề án và đề xuất các giải pháp bổ sung phù hợp thực tiễn.

Ủy ban Quản lý vốn đã có nhiều buổi làm việc cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan, tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp khẩn trương có phương án xử lý dứt điểm các tồn tại và thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban Quản lý vốn, Vinachem đã tập trung chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp về sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện các giải pháp kịp thời ứng phó với những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Đồng thời tập trung yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai có hiệu quả các giải pháp quản trị mua vật tư nguyên liệu, sản xuất, bán hàng, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, tăng năng lực vận hành, qua đó hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được cải thiện, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.

Đến nay, Dự án của Công ty CP DAP - Vinachem sản xuất kinh doanh ổn định, hàng năm có lãi, đã được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả từ tháng 10/2021. Ba dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón còn lại của Vinachem là Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Binh và DAP số 2 - Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến năm 2022, cả 3 nhà máy đều đạt doanh thu kỷ lục và có lãi, cụ thể: lợi nhuận của Đạm Hà Bắc đạt 1.779 tỷ đồng, Đạm Ninh Bình lãi 940 tỷ đồng, DAP số 2 - Lào Cai đạt lợi nhuận là 3,6 tỷ đồng.

Được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo và sự chỉ đạo của Ủy ban Quản lý vốn mà trực tiếp là đồng chí Chủ tịch Ủy ban đối với Vinachem, 3 dự án phân bón thuộc Đề án 1468 đã được Bộ Chính trị thông qua về chủ trương các biện pháp cơ cấu lại, tháo gỡ khó khăn để hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phát huy hiệu quả.

Vinachem đã tập trung toàn bộ nguồn lực ưu tiên trả nợ cho khoản vay của Dự án Đạm Ninh Bình, kết quả đến nay đã trả đầy đủ, đúng hạn gốc là 237,5 triệu USD, nếu tính cả lãi, phí là 300,6 triệu USD cho khoản vay 250 triệu USD từ Bộ Tài chính - nguồn Eximbank Trung Quốc. Riêng năm 2022, Vinachem đã trả cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 1.680 tỷ đồng của Dự án Đạm Ninh Bình. Đạm Hà Bắc cũng trả nợ con số kỷ lục 3.029 tỷ đồng ở VDB và các ngân hàng thương mại trong năm 2022.

Tiếp tục củng cố Công ty mẹ

Ông có thể nêu một số dẫn chứng thể hiện sự sát sao trong chỉ đạo từ Ủy ban Quản lý vốn, các bộ, ngành liên quan… cũng như sự chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong điều hành của Vinachem để gỡ khó cho các dự án vừa nêu?

- Ủy ban Quản lý vốn đã nhanh chóng thành lập Tổ xây dựng Phương án xử lý đối với 4 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón thuộc Vinachem. Lãnh đạo Ủy ban, đặc biệt là Chủ tịch Ủy ban khi đảm nhiệm vai trò Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo đã tiến hành các buổi làm việc trực tiếp tại các dự án để chỉ đạo thực hiện Đề án 1468 như tiết giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, chi phí sản xuất, tăng cường công tác quản trị, mở rộng thị trường... Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban cũng đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban, tăng cường công tác phối hợp, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tạo điều kiện về nguyên vật liệu đầu vào và thị trường đầu ra nhằm gỡ khó cho các dự án của Vinachem.

Gần đây, Ủy ban Quản lý vốn cũng tích cực làm việc với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận của Bộ Chính trị đối với Phương án xử lý 3 dự án trên.

Các dự án thuộc Đề án 1468 với quy mô lớn, là sản phẩm chủ lực của Tập đoàn, đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cộng hợp toàn Vinachem cũng như Công ty mẹ nên Tập đoàn luôn quan tâm trong chỉ đạo điều hành. Với đặc điểm chung là 2 đơn vị cùng sản xuất phân đạm ure, 2 đơn vị sản xuất phân bón phức hợp DAP nên Vinachem có điều kiện để chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công tác thị trường, quản trị các định mức, áp dụng khoa học công nghệ.

Vinachem cũng đã chủ động tháo gỡ khó khăn về vốn, kịp thời xử lý nhiều tình huống để bảo đảm nguyên vật liệu đầu vào cho các dự án như than, quặng apatit, điện… qua đó góp phần bình ổn thị trường phân bón và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

DAP số 2 - Lào Cai là 1 trong 4 dự án yếu kém, nhưng nay cơ bản thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, năm 2022 lợi nhuận gần 4 tỷ đồng.

DAP số 2 - Lào Cai là 1 trong 4 dự án yếu kém, nhưng nay cơ bản thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, năm 2022 lợi nhuận gần 4 tỷ đồng.

Năm 2022, lợi nhuận, doanh thu… của Vinachem ghi nhận những con số lần đầu có được trong lịch sử 52 năm của Tập đoàn. Thực tế này có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2021 -2025, thưa ông?

- Năm 2022, doanh thu của Vinachem đạt 58.452 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 7.798 tỷ đồng, tăng hiệu quả 3.848 tỷ đồng so với năm 2021, nộp ngân sách 2.342 tỷ đồng. Năm 2022, Công ty mẹ đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính so với kế hoạch được giao. Các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn cơ bản hoạt động hiệu quả, có lãi... Những con số khả quan này là cơ sở vững chắc để Vinachem thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu và triển khai Đề án cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025 sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó phát triển và xây dựng Vinachem trở thành Tập đoàn công nghiệp có trình độ tiên tiến, quản lý hiện đại, tính chuyên môn hóa cao.

Chúng tôi đặt mục tiêu bảo đảm cân đối tài chính tại Công ty mẹ trong giai đoạn 2021 - 2025, góp phần bảo đảm dòng tiền thực hiện nghĩa vụ của Công ty mẹ đối với các tổ chức tín dụng. Cụ thể, đến ngày 30/6/2023, Vinachem đã trả nợ gốc được 237,5 triệu USD - tương đương 95% giá trị khoản vay 250 triệu USD từ Bộ Tài chính - nguồn Eximbank Trung Quốc; Tập đoàn đã trả Ngân hàng VDB tổng cộng 6.689 tỷ đồng và 4,56 triệu USD cho Dự án Đạm Ninh Bình.

Đặc biệt, sẽ củng cố Công ty mẹ bảo đảm đủ các nguồn lực để phát triển các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, quan trọng.

Là một trong số 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn, “mảnh ghép” Vinachem có vai trò gì trong chặng đường 5 năm thành lập, hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, thưa ông?

- Trong 5 năm qua, Vinachem đã cùng với 18 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn, với vai trò là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong ngành công nghiệp hóa chất đã thực sự là công cụ quan trọng để thực hiện hiệu quả chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đóng góp vào kết quả chung của Ủy ban Quản lý vốn trong chặng đường 5 năm.

Ngoài ra, Vinachem cũng ý thức được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cùng với các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn đóng góp, ủng hộ các chương trình an sinh xã hội do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương phát động hoặc tại các địa bàn một số đơn vị thành viên Vinachem đang đứng chân.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tập đoàn TH, Ngân hàng Bắc Á dành trọn tấm lòng tri ân hướng về ‘Hào khí Điện Biên’

Tập đoàn TH, Ngân hàng Bắc Á dành trọn tấm lòng tri ân hướng về ‘Hào khí Điện Biên’
(PLVN) -  Trao tặng những ngôi trường khang trang, những căn nhà ấm cúng, những món quà tri ân thấm đượm nghĩa tình…, tài trợ nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi động, ý nghĩa… là những việc làm thiện nguyện mà Tập đoàn TH, Ngân hàng Bắc Á và Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) lựa chọn nhằm thiết thực chung tay lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”, tri ân mảnh đất anh hùng hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lững lẫy năm châu chấn động địa cầu”.

Petrolimex bổ nhiệm loạt nhân sự mới

Lãnh đạo Petrolimex chúc mừng tân Phó Tổng giám đốc
(PLVN) - Chiều 2/5, tại Hà Nội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tổ chức Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định về công tác cán bộ. Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Đỗ Hữu Huy tham dự buổi lễ.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.