Việt Nam sẽ thu về 51,5 triệu USD nhờ chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2

Việt Nam sẽ thu về 51,5 triệu USD nhờ chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2
(PLVN) - Hôm nay - 22/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF) -  đã chính thức ký kết Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). 

Với Thỏa thuận này, Việt Nam chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2024. FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD.

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ rừng trên quy mô lớn.

“Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới đối với Việt Nam trong việc huy động nguồn lực mới cho bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng và quản lý rừng bền vững, qua đó giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu với khát vọng lớn” - bà Carolyn Turk nhấn mạnh.

Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam được thực hiện nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết các nguyên nhân mất rừng ở vùng Bắc Trung Bộ, qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng. 

Vùng Bắc Trung Bộ được lựa chọn vì tầm quan trọng đặc biệt về đa dạng sinh học và tình hình kinh tế - xã hội. Toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5,1 triệu héc-ta (chiếm 16% diện tích đất của cả nước), trong đó 80% là đồi núi, bao gồm năm hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Diện tích rừng của Vùng trên 3,1 triệu ha, tỷ lệ che phủ của rừng năm 2019 đạt 57,76%.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả là tiếp nối quá trình chuẩn bị, sẵn sàng thực thi việc giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các-bon rừng (viết tắt là REDD+) tiến tới triển khai toàn diện về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật Việt Nam, là thành quả của sự hợp tác giữa Việt Nam với FCPF và WB trong việc cùng nỗ lực thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

Thứ trưởng cũng cho biết thêm, thực hiện ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung mới, góp phần đầu tư cho các hoạt động giảm mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao thu nhập cho chủ rừng; đồng thời hướng tới hình thành thị trường tín chỉ giảm phát thải trong nước và quốc tế; góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ”.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á - Thái Bình Dương và là quốc gia thứ năm trên toàn cầu ký ERPA. Các Thỏa thuận Chi trả Giảm phát thải là công cụ mới nhằm khuyến khích quản lý đất đai bền vững ở quy mô lớn và giúp kết nối các quốc gia với các nguồn tài trợ khác về khí hậu. 

Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho FCPF để chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng đã lên tới 1,3 tỷ USD. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nỗ lực đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và tái tạo rừng với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững trên trái đất mà Việt Nam là quốc gia đi đầu.

Tổng lượng giảm phát thải chuyển nhượng cho WB theo ERPA là 10,3 triệu tấn CO2e với đơn giá tín chỉ giảm phát thải được hai bên thống nhất: 5 USD/tấn CO2e. Theo ERPA, thời điểm tính kết quả lượng giảm phát thải được tính từ 01/02/2018 (thời điểm Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ được Quỹ Các-bon thông qua) đến 31/12/2024, được chia thành 3 kỳ báo cáo với thời gian và lượng giảm phát thải tối thiểu như sau:

- Kỳ Báo cáo thứ nhất (01/02/2018 - 31/12/2019): 3 triệu tín chỉ giảm phát thải.

- Kỳ Báo cáo thứ hai (01/01/2020 - 31/12/2022): 4 triệu tín chỉ giảm phát thải.

 - Kỳ Báo cáo thứ ba (01/01/2023 - 31/12/2024): 3,3 triệu tín chỉ giảm phát thải.

Sau mỗi kỳ báo cáo, WB thực hiện thẩm định/xác minh kết quả và thanh toán/chi trả kết quả giảm phát thải như sau:

- Năm 2021: 15 triệu USD, tương ứng với 3 triệu tấn CO2e.

- Năm 2023: 20 triệu USD, tương ứng với 4 triệu tấn CO2e.

- Năm 2025: 16,5 triệu USD, tương ứng với 3,3 triệu tấn CO2.

Hai bên nhất trí lượng bán bổ sung (nếu có) sẽ được ưu tiên cho WB. Lượng bán bổ sung và đơn giá bán sẽ được hai bên đàm phán, thống nhất trong quá trình thực hiện ERPA.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.