Từ khóa: #bảo vệ rừng

Bảo vệ rừng bền vững từ nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là cơ hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường toàn cầu, nông nghiệp bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.

Nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng ở Đà Lạt

Lực lượng BQLR Lâm Viên tham gia buổi tập huấn.
(PLVN) - Ngoài tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến lâm nghiệp, đội ngũ cán bộ, người lao động Ban quản lý rừng (BQLR) Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) còn được hướng dẫn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính, chia sẻ kinh nghiệm xử lý các tình huống trong quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp.

Lâm Đồng yêu cầu giám sát chặt chẽ khu vực trọng điểm phá rừng

Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng tuần tra bảo vệ rừng.
(PLVN) - Cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khu vực trọng điểm phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các lực lượng chức năng xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Sử dụng flycam để quản lý, bảo vệ rừng ở Đà Lạt

Cán bộ, viên chức Ban Quản lý rừng Lâm Viên thực hành các kỹ năng sử dụng thiết bị flycam để quản lý bảo vệ rừng.
(PLVN) - Việc trang bị thiết bị bay không người lái (flycam) sẽ hỗ trợ tích cực trong việc phát hiện sớm các vụ vi phạm, nhất là những vụ lấn chiếm đất, phá rừng cũng như phát hiện cháy rừng. Đây cũng là giải pháp giúp giảm bớt về áp lực số lượng nhân lực, vật lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Người dân có thu nhập, rừng được bảo vệ

Chi trả tiền DVMTR góp phần giữ vững độ che phủ rừng.
(PLVN) - Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của Chính phủ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội. Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống; đơn vị chủ rừng và quản lý rừng có nguồn tái đầu tư cho phát triển rừng, phát triển hạ tầng. Qua đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế, giữ màu xanh cho rừng.

Phát triển, bảo vệ rừng bền vững dựa vào cộng đồng

Nhóm bảo vệ rừng cộng đồng thôn Cha Măng, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông trên đường tuần tra bảo vệ rừng.
(PLVN) - Những năm qua, mô hình quản lý, bảo vệ rừng (BVR) dựa vào cộng đồng dân cư trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã phát huy hiệu quả. Mô hình này không chỉ nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, phát triển rừng, mà còn tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân. Bằng chứng là ở những cánh rừng do cộng đồng quản lý màu xanh phủ kín, không có tình trạng xảy ra cháy rừng và chặt phá cây rừng.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Lâm Đồng: Cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng

Hộ nhận khoán tham gia tuần tra bảo vệ rừng cùng chủ rừng tại Lâm Đồng.
(PLVN) - Số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được hàng năm của Lâm Đồng luôn nằm trong 3 tỉnh có số thu cao nhất cả nước và số nợ đọng hàng năm rất ít và hầu như không có. Với số tiền thu được, hàng năm Lâm Đồng chi trả cho hơn 74% diện tích rừng toàn tỉnh với đơn giá tương đối cao, qua đó góp phần quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn.

Đà Lạt tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng

TP Đà Lạt tăng cường công tác bảo vệ rừng.
(PLVN) - UBND TP Đà Lạt giao UBND các xã, phường thực hiện nghiêm công tác tuần tra, kiểm tra rừng. UBND các xã, phường cần nắm chắc địa bàn, tập trung kiểm tra tình trạng “gặm nhấm”, ken cây, chặt phá cây rừng với mục đích lấn chiếm đất lâm nghiệp tại các khu vực đất trống, đất sản xuất nông nghiệp giáp ranh với đất rừng.

Chuyện người cao tuổi giữ rừng ở Điện Biên

Những người cao tuổi giữ rừng ở Hạ Thanh (Điện Biên).
(PLVN) - Nhận thức rõ rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống, những người cao tuổi ở Hạ Thanh, xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã tự nguyện tham gia trồng rừng và cùng nhau chăm sóc, bảo vệ rừng. Bà con nơi đây tâm niệm rằng, chỉ có giữ rừng tốt, con người mới được thụ hưởng những giá trị to lớn từ rừng xanh đem lại.

Công bằng với người giữ rừng

Ảnh minh họa. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Nếu đã từng đến Tây Nguyên, “thủ đô” của lâm nghiệp, theo như cách nói của một vị nguyên Thứ trưởng NN&PTNT, bạn có thể sẽ chứng kiến những cảnh người dân địa phương với chiếc gùi trên lưng lầm lũi đi trên đường chiều bên những cánh rừng.

Giữ cho rừng biên cương luôn xanh mãi

Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha thường xuyên phối hợp với chính quyền cơ cơ tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng.
(PLVN) -  Xác định rừng là những tài nguyên vô giá được thiên nhiên ban tặng có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống. Bằng tinh thần và trách nhiệm của mình, những năm qua, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha (tỉnh Sơn La) luôn nỗ lực vượt mọi khó khăn, làm tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, tiếp sức làm cho những cánh rừng nơi đây luôn xanh mãi.

Ban quản lý rừng Lâm Viên còn thiếu quyết liệt

Vụ phá rừng nghiêm trọng tại Đà Lạt vừa bị phát hiện.
(PLVN) - “Trong thời gian qua, Ban quản lý rừng Lâm Viên đã nỗ lực, cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế”, đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) trong buổi báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Ban quản lý rừng Lâm Viên về tình hình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tiểu khu và hộ nhận khoán.

Vì sao rừng tự nhiên ở Lâm Đồng sụt giảm?

Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng.
(PLVN) -  Theo Chi Cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Lâm Đồng, trong năm 2021 diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giảm 39,78ha. Nguyên nhân chủ yếu do: Khai thác rừng 4,86ha; phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng 23,07ha; chuyển mục đích sử dụng 11,85ha.