Lâm Đồng yêu cầu giám sát chặt chẽ khu vực trọng điểm phá rừng

Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng tuần tra bảo vệ rừng.
Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng tuần tra bảo vệ rừng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khu vực trọng điểm phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các lực lượng chức năng xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong Quý I/2024 công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, các lực lượng chức năng trên toàn tỉnh đã phát hiện 27 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, trong đó 23 vụ đã xác định đối tượng vi phạm; diện tích thiệt hại do phá rừng 2,14 ha. Các lực lượng chức năng đã xử lý 19 vụ vi phạm, trong đó xử lý hành chính 15 vụ, chuyển xử lý hình sự 4 vụ.

So với Quý I/2023, số vụ vi phạm vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giảm 20 vụ (giảm 43%); diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 4,42 ha (giảm 67%), lâm sản thiệt hại giảm 81,1 m3 (giảm 56%).

Tuy nhiên, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng nhận định, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp chưa được ngăn chặn triệt để, một số điểm nóng, phức tạp về phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật, một số vụ vi phạm chưa được xử lý dứt điểm.

Để nâng cao quản lý, bảo vệ rừng cũng như phòng cháy, chữa cháy rừng, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thực hiện một số giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, về quản lý bảo vệ rừng, các cơ quan tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời các cơ quan tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp xã, đơn vị chủ rừng, Công an, Hạt Kiểm lâm và cơ quan chức năng có liên quan, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khu vực trọng điểm phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật;

Đồng thời tập trung đấu tranh, truy quét các “đầu nậu” mua bán, vận chuyển, tàng trữ gỗ, động vật rừng, các loại lâm sản trái pháp luật; quản lý chặt chẽ, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, nhất là cơ sở sử dụng gỗ rừng tự nhiên. Đặc biệt, xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các đối tượng vi phạm.

Thứ hai, về phòng cháy, chữa cháy rừng: UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp theo phương án phòng cháy đã được phê duyệt để thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các tháng cao điểm mùa khô 2024; kịp thời xử lý, dập tắt ngay các đám/điểm cháy rừng mới phát sinh, không để bùng phát, cháy lớn. Trường hợp xảy ra cháy rừng cần chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.