Việt Nam sẽ có thể cấy ghép đầu người

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Năm 2017 thế giới sẽ tiến hành ca ghép đầu người lần đầu tiên, sau đó Việt Nam sẽ mời chuyên gia chuyển giao kỹ thuật.
Chia sẻ sáng 12/1, giáo sư Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, để chuẩn bị ca ghép đầu người lần đầu tiên dự kiến thực hiện vào năm 2017, thế giới có 150 y bác sĩ được đào tạo trong vòng 2 năm với các kỹ thuật thuần thục và phối hợp nhịp nhàng. Thời gian ca phẫu thuật ghép đầu này có thể diễn ra trong 2 ngày.
Quy trình phẫu thuật cho ca ghép đầu dự kiến gồm làm lạnh đầu, cắt đầu của người hiến bằng lưỡi dao kim cương, bảo vệ đầu bằng bơm ôxy liên tục lên não qua ống silicone; cắt đầu người nhận trên thân não để tim vẫn đập và nuôi cơ thể. Bắt đầu ghép thì nối dây thần kinh tủy sống, kết nối cột sống, nối mạch máu, cơ, da… sau đó theo dõi và săn sóc sau ghép. 
"Sau ca ghép đầu người lần đầu tiên trên thế giới này, Việt Nam sẽ sẵn sàng mời các chuyên gia sang chuyển giao kỹ thuật", giáo sư Sơn cho biết.
Theo ông, việc xây dựng đề án không khó, quan trọng là thực hiện trong thực tế. Đối với ca ghép đầu người, khâu quan trọng và khó khăn nhất hiện nay là cần có người cho và người nhận. Người cho có thể là người trong tình trạng liệt toàn thân nhưng phần đầu vẫn minh mẫn.
Năm 2013, bác sĩ Sergio Canavero ở Italy đã đề xuất ý tưởng ghép đầu người. Hai năm sau phẫu thuật viên này đưa ra phương án làm mất đầu, bảo quản tủy bằng quy trình GEMINI, sử dụng PEG và kích thích điện. Bác sĩ Sergio công bố sẽ thực hiện ca cấy ghép đầu người vào năm 2017. Những người ủng hộ cho rằng kỹ thuật cấy ghép đầu một ngày nào đó sẽ đem lại sự bất tử, nhiều nhà tài trợ cho dự án, nhiều phẫu thuật viên sẵn sàng tham gia. Hiện nay Valeri Spiridonow 30 tuổi người Nga đã đồng ý hiến đầu.
Một công bố trên tạp chí CNS Neuruscience and Therapentics vào tháng 12/2014 cho thấy, tiến sĩ Xiaoping Ren, Đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã cấy ghép đầu gần 1.000 con chuột, sống lâu nhất trong một ngày, sau ghép kiểm soát được nhịp tim và thở./.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.