Việt Nam hướng tới đưa phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050

Ảnh minh họa: Cục Biến đổi Khí hậu
Ảnh minh họa: Cục Biến đổi Khí hậu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mục tiêu đến đến năm 2050, môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm môi trường sống trong lành cho Nhân dân; xã hội phát triển hài hoà với thiên nhiên, đất nước phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi xanh..., nhằm hướng tới đưa phát thải ròng bằng "0".

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới ký Quyết định số 611/QĐ-TTg do phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, mục tiêu đến đến năm 2050, môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm môi trường sống trong lành cho Nhân dân; bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học và duy trì được cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội phát triển hài hoà với thiên nhiên, đất nước phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế các-bon thấp nhằm hướng tới đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; bảo đảm an ninh môi trường gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Đặc biệt, mục tiêu của Quy hoạch nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện được chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân trên cơ sở sắp xếp, định hướng phân bố hợp lý không gian, phân vùng quản lý chất lượng môi trường; định hướng thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh...

Đối với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quy hoạch nêu rõ đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc dự kiến đạt khoảng 6,7 triệu ha.

Đối với khu xử lý chất thải tập trung, định hướng hình thành đồng bộ hệ thống khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có quy mô công suất và công nghệ xử lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý được toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại phát sinh trên phạm vi cả nước, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp trực tiếp, thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, thúc đẩy hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải. Đồng thời, xây dựng được cơ chế, chính sách thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải.

Đến năm 2030, hình thành tối thiểu 2 khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia; tối thiểu 7 khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại các vùng kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch; tối thiểu 1 khu xử lý chất thải tập trung cấp tỉnh tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường, định hướng thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh thống nhất và đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết trên phạm vi cả nước để chủ động theo dõi hiện trạng và bước đầu xây dựng năng lực dự báo diễn biến chất lượng môi trường, cảnh báo ô nhiễm môi trường; bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Đọc thêm

Nước lũ sông Hồng lên nhanh, người dân 'vùng ven' sông bình tĩnh chống lũ

Để chống ngập, gia đình cô Dung đã chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết, chuyển đồ đạc, thiết bị lên khu vực cao hơn.
(PLVN) - “So với sáng nay, mực nước trên sông Hồng đang lên nhanh. Từ đầu giờ chiều lên nhanh hơn buổi sáng nay. Nhà tôi sống ngay sát sông, những thiết bị điện tử đã được kê cao hoặc chuyển lên tầng 2. Nói chung là nước lên đến đâu thì chống đến đấy, cứ bình tĩnh thôi, vội cũng không được”, cô Lê Thị Loan, phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết.

Loạt tỉnh, thành phải cảnh giác với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất

TP Thái Nguyên ngập trong biển nước. Ảnh: Trần Thu Hường
(PLVN) -  Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cảnh báo, trong 3-6 giờ tới, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 100mm. Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều địa phương thuộc khu vực Bắc Bộ.

Cảnh báo: Nước lũ ở sông Hồng đang tiếp tục dâng cao

Nước lũ ở sông Hồng qua Lào Cai vẫn tiếp tục dâng cao. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) -  Thông tin từ tỉnh Lào Cai, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, lũ trên sông Hồng hiện vẫn tiếp tục dâng cao. Dự báo đỉnh lũ lớn nhất khả năng lên tới 84,50-85,00m; thời gian xuất hiện đỉnh vào khoảng 12-13 giờ trưa 9/9.

Cảnh báo người dân cần lưu ý qua sau cơn bão số 3

Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá trên các khu vực. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia vừa phát đi bản tin lũ trên các sông và cảnh báo quét, sạt lở đất, sụt lún đất tại các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa. Theo đó, từ nay đến 11/9, trên các sông ở khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện 1 đợt lũ.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái

Một tuyến đường ở Yên Bái bị sạt lở nghiêm trọng trong bão Yagi.
(PLVN) - Chiều 8/9, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo thiên tai phục vụ công tác phòng, chống khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Trong đó, Cơ quan khí tượng nhấn mạnh đến dự báo mưa, lũ quét, sạt lở đất tại Yên Bái.

Tín chỉ carbon từ lâm nghiệp bền vững

Triển khai tín chỉ carbon rừng vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu chính sách. (Ảnh: PanNature)
(PLVN) - Tín chỉ carbon không chỉ giúp tăng nguồn lực để tái đầu tư vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, mà còn mở ra những cơ hội tài chính mới, giảm gánh nặng cho nguồn lực trong nước. Nếu diện tích rừng tham gia vào thỏa thuận mua bán phát thải được mở rộng, Việt Nam sẽ có thêm các kênh huy động tài chính hiệu quả hơn cho công tác này, đồng thời giúp cho người dân có sinh kế và cuộc sống bền vững gắn liền với rừng.

Khi khí hậu... gây bệnh

Khí hậu vùng núi cao giúp cải thiện lượng oxy trong máu, giúp con người ngủ ngon, sống thọ hơn. (Nguồn: AT)
(PLVN) - Khí hậu từ lâu đã được công nhận là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ các bệnh truyền nhiễm cho đến các vấn đề về hô hấp, khí hậu đóng vai trò vừa là nguyên nhân gây ra bệnh tật, vừa có khả năng trở thành phương thuốc tự nhiên chữa lành.