Trồng cây trong trường học để giảm thiểu ô nhiễm không khí cho học sinh

Các em học sinh, sinh viên đã được đồng hành với các hoạt động chăm sóc và giám sát cây để từ đó nảy sinh tình yêu và chủ động chăm sóc cây trong trường học của mình. Ảnh Gaia
Các em học sinh, sinh viên đã được đồng hành với các hoạt động chăm sóc và giám sát cây để từ đó nảy sinh tình yêu và chủ động chăm sóc cây trong trường học của mình. Ảnh Gaia
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa tổng kết thành công dự án Cây trường học 2022 tại 4 điểm trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau 2 năm chăm sóc và giám sát, kết quả nghiệm thu cho thấy tỷ lệ sống của tổng số cây trồng lên tới 83.1%, nhiều cây đã cao trên 6m cho bóng mát, tạo cảnh quan, làm sạch không khí và góp phần tạo nên môi trường học tập tràn đầy cảm hứng cho các em học sinh, sinh viên.

Với mật độ dân số cao nhất cả nước (4.292 người/km2) cùng với mức độ ô nhiễm không khí cao (nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp 4,2 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới), thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe hô hấp cho người dân, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Tuy nhiên, tính đến năm 2024, tỷ lệ cây xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh là 0,55m²/người, thấp hơn 21 - 27 lần so với tiêu chí của đô thị loại đặc biệt cần đạt tỷ lệ cây xanh là 12 - 15m²/người (theo TCVN 9257:2012).

Dù vậy, vai trò của cây xanh đối với đời sống vẫn chưa được hiểu đúng, đủ. Phần lớn học sinh tại các trường phổ thông vẫn chưa biết về những giá trị khác mà cây xanh tạo ra ngoài tạo O2 và hấp thụ CO2. Các em cũng chưa phân biệt được các loài cây được trồng trong khuôn viên hay trên đường phố, chưa biết về những thông tin thú vị về cây để xây dựng tình yêu, mong muốn học hỏi và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Trong giai đoạn 2022 - 2024, các em học sinh, sinh viên đã được đồng hành cùng cán bộ Gaia trải nghiệm các hoạt động chăm sóc và giám sát cây để từ đó nảy sinh tình yêu và chủ động chăm sóc cây trường học của mình.

Tiêu biểu, thầy trò trường THPT Phước Long (Thủ Đức) còn chủ động lắp thêm các bảng tên cây, có QR thông tin để các em học sinh các khóa có thể tìm hiểu thêm thông tin.

Cô Mai Tuyết Vân - Đại diện trường THPT Phước Long cho biết: “Chương trình cây trường học do Gaia tổ chức đã giúp không gian học tập và vui chơi của các em thêm xanh mát, thư giãn. Đặc biệt, vào mỗi mùa Phượng vĩ, Kèn hồng, Móng bò là sân trường lại trở nên thơ mộng hơn nhiều.

Việc đa dạng hóa các loài cây trong khuôn viên trường còn giúp các em có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tự nhiên. Trong thời gian tới, tập thể trường Phước Long sẽ tiếp tục các hoạt động chăm sóc cây, hội thi tìm hiểu về cây và môi trường, qua đó xây đắp tình yêu thiên nhiên và sự tò mò, sáng tạo học hỏi về tự nhiên cho các em học sinh”.

“Với kinh nghiệm tổ chức thành công chương trình Trồng cây trường học Thành phố Hồ Chí Minh từ 2020 với tổng số 174 cây tại 15 trường học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ sống trên 80% sau 2 năm nghiệm thu đối với cây trồng năm 2020, 2022, chúng tôi xây dựng kế hoạch trồng, chăm sóc và giám sát rất chặt chẽ.

Chúng tôi thường ưu tiên chọn các giống cây gỗ lớn như Xà Cừ, Bằng lăng, Lim xẹt,... có bộ rễ chắc chắn, tạo bóng mát, có hoa tạo cảnh quan nhưng hoa trái không có độc, cũng không ăn được, cành nhánh cao để các em học sinh không trèo lên. Cây thường có độ cao từ 3-4m để có thể bám chắc rễ và tiếp tục phát triển, nhưng cũng có thể nhanh chóng tạo tán, ra hoa mà các em học sinh không phải đợi quá lâu”, bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.

Di dời hơn 565 người dân để huỷ nổ bom

Lực lượng công binh cài đặt thuốc nổ để phá hủy quả bom.
(PLVN) - Ngày 7/11, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị tiến hành xử lý, tiêu hủy 1 quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại thôn A Ho (xã Thanh, huyện Hướng Hóa).

Cập nhật mới nhất về cơn bão Yinxing

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Yinxing. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng nay, 7/11, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. bão đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa
(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.