Cần giải pháp cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tiểu vùng sông Mekong

TS. Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp.
TS. Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 7/6, Trường Đại học Luật TP HCM đã tổ chức Hội thảo quốc tế: “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” quy tụ nhiều chuyên gia nghiên cứu hàng đầu cả trong nước và quốc tế nhằm tìm ra các giải pháp phát triển bền vững ở khu vực giàu tài nguyên - tiểu vùng sông Mekong.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho biết, với sự phát triển kinh tế nhanh trong khu vực sông Mekong đã gây ra những tác động đến môi trường, nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến đời sống sinh kế của người dân khu vực. Bên cạnh đó, sự khác biệt của các quốc gia khu vực sông Mekong về chính sách khai thác nguồn tài nguyên nước đã đặt ra nhiều thách thức không chỉ về mặt pháp lý mà còn trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao khu vực. Chính vì vậy, việc tìm ra các biện pháp phát triển bền vững và cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở tiểu vùng sông Mekong là vấn đề cấp bách và quan trọng...

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp nhấn mạnh ba từ khóa quan trọng: hợp lý, công bằng, bền vững trong việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển bền vững tại tiểu vùng sông Mekong trước nhiều thách thức về sự khai thác không hợp lý nguồn tài nguyên và vấn đề an ninh vùng sông nước Mekong. Ông Huyên nhận định, Hội thảo có ý nghĩa rất lớn và hy vọng các kết quả đạt được sẽ góp phần cải thiện chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của người dân khu vực sông Mekong.

Từ góc nhìn thực tiễn của tỉnh Hậu Giang, ThS Lưu Thị Thanh Mẫu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, xoay quanh 4 nội dung: thực trạng, nhận diện những khó khăn, chính sách pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp bao gồm các văn bản được ban hành cũng như những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và một số kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả việc chuyển đổi sinh kế cho nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, ThS Mẫu cho rằng, cần nhanh chóng vận dụng các quy định mới của Luật Đất đai 2024; cần có đánh giá tác động, quy hoạch chính sách, xây dựng các chính sách phù hợp, đồng bộ; nâng cao nhận thức năng lực cho nông dân.

Ngoài ra, Hội thảo còn có các phiên thảo luận: Phiên thứ hai về “Khai thác tài nguyên nước trên sông Mekong”; và Phiên thứ ba về “Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư, bảo đảm quyền con người nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại tiểu vùng sông Mekong” cũng được được trình bày và thảo luận trong cùng ngày bàn về nhiều vấn đề từ luật quốc tế đến các chính sách, biện pháp ứng phó với thách thức đến thúc đẩy thương mại quốc tế, quyền con người trong khu vực...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.