Việt Nam ’dẫn đầu về CNTT-TT’: người dân hưởng lợi gì?

Thông tin di động băng rộng phủ sóng 95% dân cư, hầu hết người dân sẽ được truy cập Internet băng rộng và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến ở mức cao nhất.

Thông tin di động băng rộng phủ sóng 95% dân cư, hầu hết người dân sẽ được truy cập Internet băng rộng và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến ở mức cao nhất.

Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với nhiều chỉ tiêu dẫn đầu trong các bảng xếp hạng thế giới. Với tác động toàn diện tới các trụ cột quan trọng của ngành CNTT&TT, người dân cũng được hưởng lợi trong truy cập và ứng dụng CNTT khi kết nối Internet và thông tin di động băng rộng được triển khai rộng khắp.

Kết nối rộng khắp.

Hầu hết các dịch vụ công trực tuyến cơ bản sẽ được cung cấp ở mức độ cao nhất. Ảnh minh hoạ.
Hầu hết các dịch vụ công trực tuyến cơ bản sẽ được cung cấp ở mức độ cao nhất. Ảnh minh hoạ.
Theo Đề án, đến năm 2020, mạng băng rộng được triển khai đến hầu hết các thôn bản, thông tin di động băng rộng được phủ sóng đến 95% dân cư.

Khi đó, hầu hết các hộ gia đình sử dụng các dịch vụ số, 50-60% số hộ gia đình có máy tính và truy cập Internet băng rộng. Trong số này sẽ có 25-30% truy nhập băng rộng thông qua cáp quang; tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.

Cũng trong mục tiêu phổ cập thông tin, đến năm 2015, 90% hộ dân đều có máy thu hình, trong đó 80% xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

Với mục tiêu đưa CPĐT Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới và nằm trong nhóm 1/3 dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng CPĐT, người dân sẽ được sử dụng qua mạng hầu hết các dịch vụ công cơ bản ở mức độ 4. Đây là mức cao nhất của các dịch vụ công trực tuyến, cho phép người dân trực tiếp thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng.


Về nguồn nhân lực CNTT, 80% sinh viên CNTT&TT tốt nghiệp ĐH sẽ có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

Ưu tiên cho các “vùng lõm” CNTT-TT

Chính phủ chủ trương phát triển các điểm truy cập công cộng tại các địa điểm như trường học, nhà văn hoá xã, đồn biên phòng, điểm bưu điện – văn hoá xã hay các trung tâm giáo dục cộng đồng,... để thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khai thác, sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet.

Để phổ cập thông tin đến các hộ gia đình, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và sử dụng kinh phí đấu giá tần số để hỗ trợ phát triển hạ tầng, phổ cập sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng và hỗ trợ thiết bị nghe nhìn, thiết bị thu truyền hình số cho người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng cho phép áp dụng ưu đãi cao nhất về đầu tư đối với các dự án phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng tới các vùng vẫn được cho là “lõm” về CNTT-TT bao gồm nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Với nguồn nhân lực CNTT, Chính phủ ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặt thù để tăng quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm về CNTT đạt trình độ quốc tế.

(Theo Vietnamnet)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.