Việt Nam - Campuchia: Không để lãnh thổ bị lợi dụng đe dọa an ninh nước bạn

Việt Nam - Campuchia: Không để lãnh thổ bị lợi dụng đe dọa an ninh nước bạn
(PLO) - Theo Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Vương quốc Campuchia từ 15-16/6,  hai bên cam kết sẽ tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hai nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước kia...

Nhận lời mời của Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và Phu nhân Nguyễn Thị Hiền cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia, từ ngày 15/6 đến ngày 16/6.

Trong thời gian ở thăm Campuchia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội kiến với Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni; gặp Chủ tịch Thượng viện Samdech Vibol Sena Pheakdei Say Chhum; Chủ tịch Quốc hội Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin; Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen; thăm Đại Tăng thống dòng Mohanikai Tep Vong và Đại Tăng thống dòng Thommayutnikai Bour Kry; đặt vòng hoa tại Đài Độc lập, Đài Tưởng niệm Cố Quốc vương Norodom Sihanouk và Đài kỷ niệm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia (Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia).  

Sau chuyến thăm, Việt Nam-Campuchia đã ra Tuyên bố chung, nêu rõ:

Trong bầu không khí đoàn kết hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi ý kiến sâu rộng về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia và các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành tựu to lớn, đáng tự hào mà nhân dân Campuchia anh em đã đạt được trong sự nghiệp hòa hợp, hòa giải dân tộc và phát triển đất nước. Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, dưới sự lãnh đạo của Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, nhân dân Campuchia sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc phát triển đất nước, tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường năm 2017 và bầu cử Quốc hội khóa 6 vào năm 2018, góp phần xây dựng Vương quốc Campuchia hòa bình và phát triển phồn vinh.  

Quốc vương Norodom Sihamoni và các vị lãnh đạo Campuchia chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và thông qua Chủ tịch nước gửi lời chúc mừng và thăm hỏi tới các vị lãnh đạo mới của Việt Nam; đánh giá cao ý nghĩa to lớn của chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Campuchia; ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam để bảo vệ Tổ quốc và thống nhất đất nước trước đây; nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước; chúc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam luôn trân trọng những tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của cố Quốc vương Norodom Sihanouk, của Quốc vương Norodom Sihamoni, của các vị lãnh đạo và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.

Quốc vương Norodom Sihamoni và các vị lãnh đạo Campuchia bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ, giúp đỡ mạnh mẽ mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Campuchia trước đây cũng như hiện nay và khẳng định nhân dân Campuchia luôn luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của các chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đã cùng nhân dân Campuchia giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.  

Hai bên cam kết sẽ tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam-Campuchia năm 1999, 2005, 2009, 2011 và 2014, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước kia, giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng đàm phán hòa bình.

Hai bên nhất trí tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn các cấp; khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa nhân dân, nhất là giữa các địa phương biên giới. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục nhân dân hai nước hiểu biết về truyền thống đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước.

Hai bên nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan phối hợp với nhau để điều chỉnh các cơ chế và thỏa thuận liên quan nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và kết nối kinh tế giữa hai nước. Hai bên nhất trí xem xét các chính sách nhằm phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt mục tiêu 5 tỷ USD trong thời gian tới.

Hai bên tái khẳng định tiếp tục thực hiện đầy đủ các Hiệp ước, Hiệp định và các Thỏa thuận về biên giới giữa hai nước, quyết tâm giải quyết dứt điểm đối với những khu vực còn tồn đọng trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia để hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước trong thời gian sớm nhất nhằm xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Quốc vương, các vị lãnh đạo và các cấp chính quyền của Campuchia đã giúp đỡ kiều dân Việt Nam đang sinh sống tại Campuchia trong thời gian qua. Trên tinh thần láng giềng hữu nghị giữa hai nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mong rằng Vương quốc Campuchia sẽ tiếp tục có những biện pháp bảo đảm các quyền lợi chính đáng của Việt kiều, được đối xử bình đẳng như ngoại kiều khác tại Campuchia, phù hợp với luật pháp và quy định của Campuchia.

Trong bối cảnh tình hình khu vực đang thay đổi với những diễn biến hiện nay, hai bên hài lòng về sự phối hợp và hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương trong thời gian qua. Theo đó, hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa sự phối hợp và hợp tác; thông qua hợp tác, chia sẻ thông tin và ủng hộ lẫn nhau, vì lợi ích tăng cường sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên khuyến khích việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm cả đàm phán và tham vấn, kiềm chế, từ bỏ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS).

Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước thành viên khác của Ủy hội Mekong quốc tế, Cơ chế Hợp tác Mekong-Lan Thương và các cơ chế hợp tác Mekong khác nhằm bảo đảm việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Hai bên nhất trí cùng phối hợp tổ chức các hoạt động trọng thể chào mừng 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24/6/1967-24/6/2017).

Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp và ý nghĩa sâu sắc của chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Vương quốc Campuchia, coi đây là một sự kiện quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Campuchia tiếp tục phát triển bền vững.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ cảm ơn chân thành đối với sự đón tiếp nồng hậu mà Quốc vương và nhân dân Campuchia đã dành cho Chủ tịch nước, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng mời Quốc vương Norodom Sihamoni, Hoàng Thái hậu Nodorom Monineth Sihanouk và các vị lãnh đạo Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp. Quốc vương Norodom Sihamoni, Hoàng Thái hậu Nodorom Monineth Sihanouk và các vị lãnh đạo Campuchia đã chân thành cảm ơn và nhận lời mời.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.