Viện Vật lý địa cầu tập huấn người dân ứng phó với động đất

Cán bộ Viện Vật lý địa cầu giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến động đất. (Ảnh: Vân Nga)
Cán bộ Viện Vật lý địa cầu giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến động đất. (Ảnh: Vân Nga)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đoàn công tác Viện Vật lý địa cầu vào các làng ở xã Đăk Tăng và Măng Bút, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, để phát tờ rơi, tập huấn người dân ứng phó động đất.

Mới đây, trong chuyến khảo sát các khu vực động đất ở huyện Kon Plông, đoàn cán bộ của Viện Vật lý địa cầu vào các làng hướng dẫn người dân cách phòng tránh, ứng phó với tình huống cụ thể để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Đây là khu vực thời gian qua liên tục xảy ra động đất, có trận lớn 5 độ gây ra rung chấn ở các tỉnh, thành lân cận.

Đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết ngay cả thế giới cũng rất khó để dự đoán thời điểm động đất xảy ra. Do đó, các quốc gia tập trung vào giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất, như ưu tiên nghiên cứu xây dựng công trình có khả năng chịu dư chấn cao và huấn luyện người dân kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thiên tai.

Ông Đào Duy Khánh, Bí thư Huyện ủy Kon Plông cho biết, năm 2021 khi động đất xuất hiện, Viện Vật lý địa cầu và các cơ quan chức năng về địa phương tập huấn diễn tập phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đó, huyện có sự chuẩn bị từng bước về đầu tư hạ tầng ngày càng vững chắc, bảo đảm an toàn khi cường độ động đất không quá lớn. Người dân được hướng dẫn cách xây nhà bảo đảm phần nền, tường và mái chịu được lực tốt nhất.

Hôm 28/7, huyện Kon Plông xảy ra 21 trận động đất, trong đó trận lớn nhất 5 độ gây rung chấn ở nhiều khu vực Tây Nguyên, miền Trung cách đó hàng trăm km. Hôm sau, huyện này ghi nhận thêm 24 trận và sau đó giảm dần chỉ còn vài trận trong ngày với độ rung chấn nhỏ.

Số trận động đất tại huyện Kon Plông và lân cận xảy ra thường xuyên, xu hướng mạnh dần từ tháng 4/2021 đến nay. Năm 2021 ghi nhận 169 trận động đất lớn hơn 2,5 độ. Tháng 4/2022, địa bàn xảy ra trận lớn nhất 4,5 độ. Bốn tháng sau cấp độ nâng lên 4,7.

Theo Viện Vật lý địa cầu, nguyên nhân động đất ở địa bàn này đến từ hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa, đập thủy điện, khai thác mỏ... Viện đã lắp đặt 11 trạm quan trắc động đất ở địa phương, số liệu cập nhật tương đối tốt, có thể kịp thời cảnh báo.

Đọc thêm

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.