“Viên ngọc quý” trong nghề chạm bạc vùng cao

Nắm giữ nhiều kỹ năng khó trong nghề chạm bạc, nghệ nhân Lý Dào Luồng, người xã Thái Học (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) được những người Dao nơi đây ví như một “viên ngọc quý” còn sót lại. Suốt bao năm tháng âm thầm níu nghề, lão nghệ nhân dù tuổi nay đã ngoại bát tuần nhưng vẫn đau đáu nỗi lo nghiệp chạm bạc sẽ thất truyền.

[links()]Nắm giữ nhiều kỹ năng khó trong nghề chạm bạc, nghệ nhân Lý Dào Luồng, người xã Thái Học (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) được những người Dao nơi đây ví như một “viên ngọc quý” còn sót lại. Suốt bao năm tháng âm thầm níu nghề, lão nghệ nhân dù tuổi nay đã ngoại bát tuần nhưng vẫn đau đáu nỗi lo nghiệp chạm bạc sẽ thất truyền.

Thợ bạc Lý Kìm Ơn
Thợ bạc Lý Kìm Ơn
Mê chạm bạc từ hồi niên thiếu
Dù nhận được sự chỉ dẫn tận tình của những người dân xã Thái Học nhưng phải sau nhiều giờ vất vả băng núi, vượt qua những con đường dốc lởm nhởm đá tai mèo chúng tôi mới tìm đến được nhà lão nghệ nhân này. 
Dù có tuổi đời đã ngoại bát tuần nhưng trông lão nghệ nhân này vẫn rắn rỏi, quắc thước. Điều tôi đặc biệt ấn tượng chính là đôi mắt thăm thẳm sâu của ông. Nó như có sức cuốn hút lạ kỳ khiến người đối diện nổi tính tò mò, muốn khám phá.
Bên ấm trà nóng đượm cùng chén rượu ngô thơm nồng, ông Luồng bắt đầu kể cho chúng tôi nghe cơ duyên gắn ông với nghề chạm bạc. Dào Luồng mê nghề chạm bạc từ nhỏ. Những đường nét họa tiết trên các dây xà tích, vòng cổ, lắc bạc luôn có một sức hấp dẫn kỳ lạ với ông. Những đồ trang sức lóng lánh ánh trắng đó luôn thôi thúc suy nghĩ sẽ tự tay làm ra chúng của Dào Luồng. Chính những dòng suy nghĩ ngày ấy đã giúp ông đến gần hơn với nghề chạm khắc bạc. 
Đi nhiều thành quen, làm nhiều thành thạo, nghe nhiều nên tinh, vậy mà quãng thời gian Lý Dào Luồng bươn trải để “học mót” nghề cũng kéo dài ròng rã non 5 năm trời. Tham khảo nhiều thợ khắc bạc giỏi khắp vùng Cao Bằng, Lý Dào Luồng đã âm thầm tự tích lũy cho riêng mình được nhiều bí quyết độc đáo về nghề. Nheo đôi mắt thẳm sâu như hồi tưởng lại ông nói: “học nghề này rất khó, mỗi thầy đều giỏi trong từng khâu đoạn riêng. Mình học các cái giỏi của thầy để tự làm giỏi cho mình…”. 
Đối với các dân tộc vùng cao thì bạc như một món đồ trang sức không thể thiếu đối với họ. Kiểu dáng, họa tiết trang trí trên đồ trang sức của các dân tộc như là Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô…trên vùng đất Cao Bằng này lại có một nét khác biệt.
Thể hiện sự am hiểu của mình Lý Dào Luồng chia sẻ: bạc được coi là vật làm đẹp cho phụ nữ, được dùng làm của hồi môn cho con gái khi theo về nhà chồng. Trong ngày cưới, riêng đối với con gái người Dao ít nhất sẽ phải có đủ một bộ trang sức bằng bạc, như: vòng cổ, vòng tay, xà tích, nhẫn...
Để làm xong trọn bộ trang sức này cực kỳ khó có khi mất hàng tháng trời miệt mài. Cũng bởi một phần họa tiết, kiểu dáng đồ trang sức rất cầu kỳ hơn nữa yêu cầu của người đặt hàng cũng rất cao. Chất bạc cấu thành sản phẩm phải thuần nhất. Bạc nguyên chất và không được lẫn tạp, hình khối, đường nét họa tiết rõ ràng. 
Quy trình chế tác công phu
Khác hẳn và có phần nổi trội hơn so với thủ pháp chế tác bạc của vùng miền khác ông Luồng cho biết: kỹ nghệ chạm bạc của người Dao luôn phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt, bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu, nhiên liệu cho đến khi ra sản phẩm. Mỗi sản phẩm làm ra phải thể hiện tay nghề, tính cách của người thợ. Riêng cá nhân ông Luồng cũng như những người ông truyền nghề đều phải nhất nhất tuân thủ theo một nguyên tắc bất thành văn là không chấp nhận những sản phẩm thiếu tính hoàn mỹ.
Kể thêm về các khâu đoạn chế tác bạc người con trai ông Luồng là Lý Kìm Ơn, tuổi gần trọn 50, nay cũng đã thành danh trong nghề chạm khắc bạc góp lời: Nguyên liệu sử dụng để tạo thành phẩm thô chủ yếu từ  bạc vụn (bạc trắng), bạc thỏi được mua về từ nhiều vùng miền của Cao Bằng như Thông Nông, Hà Quảng, Thạch An... với giá thị trường là trên 1 triệu đồng/lượng. 
Có một “bí kíp” đặc biệt là tất cả các dụng cụ chạm bạc như bễ thổi, kéo cắt, kìm vặn, búa đập, đục, bàn kéo sợi, đế gỗ, đe sắt, nồi đun... sẽ được chính tay người thợ chế tạo ra. Bởi thế sản phẩm làm ra từ mỗi thợ bạc sẽ có nét riêng đặc trưng, qua đó giúp phân biệt được tay nghề cao hay thấp.
Theo kinh nghiệm, để tránh cho bạc khỏi lẫn tạp chất và ít bị hao, ông Luồng luôn dùng nồi đun bạc bằng đất tự nặn. Nhiệt độ trong lò cũng đóng vai trò hết sức quan trọng nên bắt buộc người thợ bạc phải có kinh nghiệm “nhìn lửa” để điều chỉnh. Sau khi quan sát chất bạc đã đủ “chín”, người thợ sẽ đổ bạc vào những khuôn mẫu chuẩn bị sẵn. 
Bất cứ một sản phẩm nào khi hoàn thành quy trình chế tác cũng cần phải trải qua khâu đánh bóng cho đến khi bạc nổi màu trắng đặc trưng, tạo vẻ đẹp và sự hấp dẫn cho sản phẩm bạc. Riêng khâu đoạn này Lý Dào Luồng bật mí, để bạc trắng sáng ông luôn sử dụng một hỗn hợp chất của phèn chua. Hợp chất này được chính ông Luồng qua bao năm chế tác bạc đúc kết mà chế thành. 
Thợ bạc Lý Kìm Ơn chia sẻ “Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà dùng các kỹ thuật khác nhau để chạm, như chạm vòng cổ, chạm vòng tay, hoa tai, chạm hoa bạc, cúc bạc. Đối với các sản phẩm có kích thước nhỏ, nhiều hoạ tiết hoa văn hình chìm, hình nổi tinh xảo thì càng đòi hỏi sự sáng tạo khéo léo và nhẫn nại của nguời thợ”, 
Đau đáu nỗi lo thất truyền
Tuy là một nghề có truyền thống lâu đời nhưng hiện nay số người biết sử dụng thành thạo kỹ thuật chế tác trang sức bạc trong cộng đồng dân tộc Dao ở Cao bằng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Có tuổi nghề gần trọn tuổi đời, Lý Dào Luồng đánh giá cái nghề ông đang cố giữ là một công việc rất kén người.
Đồng quan điểm này người “kế nghiệp” ông Luồng, Lý Kìm Ơn bộc bạch: “Học nghề này rất khó, nếu nhanh trí cũng phải mất thời gian hơn 3 năm, bình thường là 5 năm mới xong. Gọi là học xong nhưng thực tế đấy mới chỉ là nắm được những kỹ thuật hết sức sơ đẳng. Bởi ngoài khả năng, kỹ năng cần thiết người thợ còn cần phải có tố chất của người nghệ sĩ, thể hiện sức sáng tạo của mình trên các sản phẩm chế tác. Điều này sẽ dần tự hoàn thiện theo tuổi đời, tuổi nghề không thể thành công trong một sớm một chiều. Học nghề cần sự kiên trì nên hiện nay chẳng mấy người ham thích chạm bạc...”.
Mỗi một sản phẩm là cả sự đầu tư lớn về vốn cũng như công sức, vì vậy mà dù thu nhập cao ngất (khoảng 3 triệu đồng/người/tháng) nhưng hiện tại theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài lão nghệ nhân Lý Dào Luồng, người con trai Lý Kìm Ơn và hai người cháu Dào Luồng đang túc trực học nghệ từ cha và ông ra thì Thái Học không còn ai cố gắng “bám” theo nghề này nữa.
Nhìn người cha già trong ánh mắt trìu mến, Lý Kìm Ơn nói: “Cha tôi giờ tuổi đã cao, mắt cũng bắt đầu kém nhìn nên ko làm nghề này nữa. Chỉ khi nào nhớ nghề quá hoặc có đơn đặt hàng quan trọng thì ông cụ mới ra làm để chỉ bảo thêm cho con cháu. Kiến thức về nghề của ông tôi đã học hàng chục năm mà vẫn chưa hết…”
Trong tâm thức của những người dân xã Thái Học, nghề chạm khắc bạc luôn có một vị trí nhất định trong đời sống tín ngưỡng của họ. Bởi những người chạm bạc không chỉ đơn thuần là làm nghề mà họ còn làm công việc lưu trữ nét đặc trưng văn hóa. Chẳng thế mà những nghệ nhân chạm khắc bạc như Lý Dào Luồng, Lý Kìm Ơn khi tiếp xúc với họ chúng tôi đều thấy từ phía họ một sự am hiểu sâu sắc về các dân tộc, từ hoa văn trên vòng bạc đến dáng điệu, cách ứng xử của mỗi dân tộc.
Hướng đôi mắt nhìn những rặng núi lẩn khuất ẩn hiện trong mây, Lý Dào Luồng thở dài. Ông cho biết, ông đã làm nghề này đến khi gần trọn tuổi về với đất, ông vui vì mình đang làm một công việc ý nghĩa nhưng cũng thật buồn khi thấy còn quá ít người đam mê chạm bạc.
“Mỗi khi thấy bà con không quản ngại đường xa, băng đèo, lội suối đến nhờ mình làm. Dù cho đó chỉ là một chiếc vòng tay hay cái lục lạc nhỏ đính trên đỉnh mũ, cái bụng khi ấy rất mừng vì cái nghề được trân trọng…”, Lý Dào Luồng nói.
Giang Nam

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.