Vì sao việc nhiều, người lao động vẫn thất nghiệp?

Mỗi  năm, nhất là sau các  đợt tốt nghiệp đại học, hàng ngàn lao động ra trường “đỏ mắt” tìm việc làm. Người tìm việc không ít, nhu cầu tuyển dụng cũng không nhỏ, thế nhưng hiện nay khá nhiều lao động có trình độ chuyên môn vẫn thất nghiệp…

Mỗi  năm, nhất là sau các  đợt tốt nghiệp đại học, hàng ngàn lao động ra trường “đỏ mắt” tìm việc làm. Người tìm việc không ít, nhu cầu tuyển dụng cũng không nhỏ, thế nhưng hiện nay khá nhiều lao động có trình độ chuyên môn vẫn thất nghiệp…

Mô tả ảnh.
Người lao động cần tìm hiểu thông tin về công việc trước khi nộp hồ sơ. (Ảnh chụp phiên giao dịch việc làm ngày 15-9 tại Trung tâm Giới thiệu việc làm)

Kén cá chọn canh

Tất nhiên, khi lựa chọn cho mình một công việc, phải cân nhắc đắn đo xem có phù hợp với mình hay không, đồng thời tìm hiểu kỹ nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, không ít bạn vì quá kén chọn, yêu cầu cao hơn khả năng của mình nên vẫn chưa tìm được việc.

Tại phiên giao dịch việc làm ngày 15-9 vừa qua ở Trung tâm Giới thiệu việc làm, chúng tôi gặp khá nhiều bạn trẻ đến tìm việc làm. Ngồi gần bên tôi là Nguyễn Thị Thúy (23 tuổi, quê ở Gia Lai) có khuôn mặt khá xinh, Thúy chia sẻ: “Mình tốt nghiệp trung cấp kế toán, Trường Cao đẳng Bách khoa có một công ty nhận vào làm thu ngân với mức lương 1,8 triệu đồng/tháng nhưng mình không ưng. Mình muốn làm kế toán công ty với mức lương cao hơn, nhưng tìm hoài mà chưa có nơi nào thích hợp. Ở nhà nhiều tự dưng cũng thấy “lụt” nghề”. Còn Phan Khánh Trình (quê ở Quảng Ngãi), đã tốt nghiệp bằng khá khoa công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa, cũng đang lận đận đi tìm việc.

Trình cho biết đã từng làm 2 công ty TNHH điện tử P và H với mức lương 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng nhưng chỉ được một thời gian ngắn là chán, bỏ việc và thích làm bên lĩnh vực viễn thông. “Nhiều tháng nay, mình đi khắp các trung tâm giới thiệu việc làm, các công ty cần tuyển nhưng vẫn chưa tìm được công việc với mức lương thật ưng ý. Ở quê, ba mẹ cũng đã tìm cho mình một công việc tốt nhưng mình không thích về. Mình sẽ cố gắng bám trụ ở thành phố, dù chưa xin được việc” - Trình bộc bạch. Khá nhiều bạn trẻ mà chúng tôi gặp đều mong muốn tìm ngay được một công việc tốt, mức lương cao và không phải đi xa. Người tìm việc nhiều đã đành, 16 doanh nghiệp tại phiên giao dịch việc làm như: Công ty CP Hữu Toàn Chu Lai, Công ty Nielsen, Công ty CP Dịch vụ thương mại Trường Minh - Chi nhánh Đà Nẵng... tuyển cũng không ít lao động, thế nhưng giữa người tuyển chọn và lao động vẫn bị “lệch pha” nhau.

Anh Nguyễn Hữu Dụng - Phó phòng Hành chính nhân sự của Công ty CP Dịch vụ thương mại Trường Minh, Chi nhánh Đà Nẵng - cho biết: “Người lao động bây giờ “nhảy” việc nhiều lắm, ít chuyên tâm vào công việc. Chỉ cần thấy nơi nào trả lương cao hơn một chút là bỏ việc ngay để nộp hồ sơ vào mà không biết lượng sức mình, không biết có phù hợp với mình hay không. Cũng có nhiều bạn do chưa nghiên cứu kỹ công việc và nơi mình sẽ chọn, tính chất đặc thù của nó nên vào làm, thấy khó khăn một tý là bỏ ngay”. Một ứng viên tham gia phỏng vấn (quê ở Gia Lai) của Công ty CP Hữu Toàn Chu Lai đã khiến nhiều người buồn cười vì chưa hề biết vị trí đang tuyển dụng là sẽ làm gì, thậm chí nhầm tưởng Chu Lai thuộc Đà Nẵng? Chỉ nộp hồ sơ vì một lý do duy nhất: Thích ở lại thành phố lớn.

Sự cầu tiến quan trọng hơn tiền bạc

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết: Không ít người lao động nộp đơn vào đơn vị chỉ bởi do... chưa tìm được việc gì khác. Vì thế, làm một thời gian là sinh ra chán nản, bỏ việc rồi lại rơi vào cảnh thất nghiệp. Lại có nhiều bạn tìm việc ôm mộng mức lương khá cao, đến khi thất vọng, cho rằng trả công không xứng đáng với trình độ của mình nên nghỉ việc, dù chưa làm được gì nhiều cho đơn vị tuyển dụng. Ông Ngô Quang Nam - đại diện Công ty Nielsen Việt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng - cho biết: “Hầu hết lao động tuyển vào công ty đều là sinh viên mới ra trường, còn ít kinh nghiệm, chưa nghiên cứu kỹ công việc. Theo tôi, nếu các bạn muốn theo một lĩnh vực nào, cần phải nắm được quy trình, hoạt động của công ty, công việc sắp làm chứ không chỉ chăm chăm vào vấn đề lương bổng. Hãy bắt tay vào làm việc và làm thật tốt. Nếu các bạn thực sự có năng lực, chúng tôi sẵn sàng trả các bạn mức lương cao”. 

Một thực tế dễ nhận thấy lâu nay, các ngành học nghiêng về công việc bàn giấy, nhàn hạ được các em chọn nhiều mà chưa có sự định hướng nên đào tạo nhiều mà rất ít người tìm được việc, phải làm trái ngành nghề, còn các khối ngành kỹ thuật, ít được nhiều bạn trẻ chọn thì lại dễ tìm việc làm. Ông Nguyễn Đức Liên - Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm - cho biết: Những năm trước, tại các phiên giao dịch, doanh nghiệp tuyển 700 - 800 lao động nhưng nay chỉ còn khoảng trên 200 lao động, và yêu cầu ngày càng cao về chất.

Các em không nên quá kén chọn mà bỏ lỡ cơ hội của mình. Nên làm bất cứ việc gì mình có thể để tích lũy, học tập kinh nghiệm để tìm được việc tốt hơn. Không nên lựa chọn những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mà nên chọn việc phù hợp với bản thân. “Bệnh” của những người trẻ, mới ra trường là luôn đánh giá bản thân quá cao. Các em cần khiêm tốn, học hỏi, từng bước tự khẳng định. Nên chú trọng sự cầu tiến như nơi đó có giúp mình phát huy khả năng hay không hơn là chỉ chú ý đến tiền bạc.

Bài và ảnh: Phương Trà

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.