Vì sao Nga không có cây thông Noel?

Nhắc đến nước Nga, người ta nhắc ngay đến những cây thông to được trang trí rực rỡ trong mùa giáng sinh. Tuy nhiên đây không được gọi là cây thông Noel như nhiều nước khác! Điều gì làm cho sự khác biệt này?

Nhắc đến nước Nga, người ta nhắc ngay đến những cây thông to được trang trí rực rỡ trong mùa giáng sinh. Tuy nhiên đây không được gọi là cây thông Noel như nhiều nước khác! Điều gì làm cho sự khác biệt này?

Đổi tên vì chiến tranh

Ở phương Tây cây thông được trang hoàng cho ngày Giáng sinh (25/12) và gọi là cây thông Noel. Ở Nga tuyệt đối không gọi như thế. Cây thông trên đường phố, trong các cửa hàng dù được dựng vài tuần trước khi năm cũ kết thúc thì vẫn cứ là “cây thông Năm mới”.

Mô tả ảnh.

Tại Nga từ lâu cây thông đã là biểu tượng của các ngày lễ mùa Đông. Vào dịp Giáng sinh và Năm mới hầu như trong mọi gia đình người Nga đều có một cây thông được trang hoàng rực rỡ, dù to, dù nhỏ, cây giả hay cây thật.

Việc trang trí cây thông Năm mới là một trong những việc làm được chờ đợi nhất và thú vị nhất. Cây thông phải phù hợp với diện tích của căn phòng, bên cạnh không có các vật gây cháy như lò sưởi, bếp điện… nhưng không quá xa ổ điện để còn cắm đèn nhấp nháy.

Các chuyên gia về trang trí khuyên rằng cây thông Năm mới không bao giờ được dựng sát tường để mọi người có thể nhìn ngắm và tiếp cận từ nhiều hướng. Cũng không nên dùng những quả bóng thủy tinh quá to so với cây thông và treo quá dày vì như thế sẽ tạo ra hình ảnh mất cân đối, phản cảm. Về màu sắc không nên quá lạm dụng, tối ưu nhất là 2 – 3 màu, ví dụ đỏ - xanh lá cây - xanh thẫm, hoặc trắng - xanh thẫm – vàng.

Trong những năm Đại chiến I (1914 – 1918) tại Nga việc sử dụng cây thông Noel bị cấm vì nó bị coi là “tập tục của bọn Đức” (kẻ thù của Nga trong chiến tranh). Cây thông Noel được “phục sinh” vào năm 1936 nhưng đã bị “cải tên” thành “cây thông Năm mới” vì những lý do mang hơi hướng chính trị và tình cảm dân tộc. Tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay. Người Nga vẫn ưa chọn thông bách tán (vân sam) làm cây thông Năm mới. Hiện nay có một số gia đình “đổi món”, chọn giống thông đuôi ngựa.

Cạnh cây thông Năm mới những người trong gia đình và bạn bè tụ tập ăn uống và ba thứ không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết là quýt, rượu Champagne và xa lát Olivier mà chúng ta quen gọi là xa lát Nga.

“Cô gái Tuyết” thuần Nga

Nếu nghĩ rằng Ông già Tuyết  (Ded Moroz) là nhân vật huyền thoại thuần Nga và có mỗi một nhiệm vụ đi phát quà Năm mới thì bạn nhầm to. Trong truyền thuyết của dân tộc Nga cổ đại từng tồn tại nhiều vị thần của băng giá mùa Đông, chẳng hạn ông Moroz hay còn gọi là Morozko. Vị này có bộ râu dài bạc trắng, thường xuyên tuần tiễu dọc ngang các cánh rừng. Từ tháng 11 năm cũ đến tháng 3 năm sau (mùa Đông) Moroz bận rộn giúp cây cối và thú vật thích ứng với thời tiết băng giá chứ không phải đi phát quà.

Còn Ông già Tuyết hiện nay có nguyên mẫu là một người tên Nicholas sống ở thế kỷ 3 sau CN bên bờ Địa Trung Hải. Tại hầu hết các nước châu Âu bố mẹ, ông bà có tập tục giấu quà “của Thánh Nicholas” dành cho con, cháu trong bít tất. Riêng người Nga có truyền thống giấu quà dưới gối. Cái tên Ông già Noël vốn thông dụng ở Pháp và một số nước khác, được cho là bắt nguồn từ tên của Thánh Nicholas.

Ông già chuyên đi phát quà cho trẻ em có nhiều tên gọi khác nhau ở nhiều nước. Chẳng hạn, người Anh gọi là Father Chrismas, người Pháp gọi là Pere Noël, người Italia gọi là Babo Natale, còn người Phần Lan gọi là Iollupuke. Khi những người Hà Lan sang định cư ở Mỹ thì tên Thánh (Saint) Nicholas mà họ gọi là Sinter Klass bị phát âm chệch thành Santa Claus. Từ đó người Mỹ gọi là  Santa Claus. Ông già Tuyết của người Nga không tặng quà cho trẻ em vào dịp Giáng sinh mà là vào đêm Giao thừa.

Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt lớn nhất của Ông già Tuyết Nga là không đi phát quà một mình. Ông có trợ thủ đắc lực là cô cháu yêu Snegurochka – dịch sang tiếng Việt thành Cô gái Tuyết (hoặc Công chúa Tuyết).

Cô gái Tuyết xuất hiện lần đầu ở Nga vào thế kỷ 19 nhờ công của nhà văn Aleksandr Ostrovsky (1823 – 1886) và câu chuyện cổ tích do ông sáng tác “Snegurochka”. Hiện tại Ông già Tuyết và Cô gái Tuyết trở thành hai nhân vật được mọi trẻ em Nga đặc biệt yêu thích.
Theo Tầm Nhìn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.