Vì sao một số dự án nghìn tỷ thua lỗ, kém hiệu quả?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn.
(PLO) - Hôm qua (15/11), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh là một trong những Bộ trưởng đầu tiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặt ra tại nghị trường. 

Làm rõ trách nhiệm cá nhân để xảy ra sai phạm

Là người đầu tiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, ĐB Lê Tiến Sinh (Hòa Bình) nêu vấn đề đang được người dân và dư luận quan tâm hiện nay đó là các “siêu dự án” nghìn tỷ thua lỗ, yếu kém, hoạt động kém hiệu quả. “Tôi xin đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn những sai phạm này? Đâu là trách nhiệm của cơ quan quản trị tại DN khi xây dựng dự án kém hiệu quả? Đâu là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý đầu tư tại DN? Giải pháp khắc phục, không để lặp lại tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim” như thời gian vừa qua?”, ĐB Sinh chất vấn.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, 5 dự án đều được xem xét chương trình đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư khoảng từ năm 2003 - 2005. Trong từng dự án, do tính chất đặc thù của ngành, dự án có diễn biến khác nhau và kéo dài qua nhiều thời kỳ do nhiều nguyên nhân, nên việc đánh giá chung là rất khó. 

Theo Bộ trưởng Tuấn Anh, các dự án đều rơi vào thời điểm biến động của thị trường thế giới và điều này tác động rất mạnh vào việc thực hiện dự án. Chẳng hạn như dầu khí và những sản phẩm về dầu thô từ mức hơn 100 USD/thùng vào trước năm 2008 thì những năm sau đều tụt, đến bây giờ chỉ còn khoảng hơn 40 USD/thùng.

Về nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại, Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận có năng lực yếu kém của chủ đầu tư, của các ban quản lý dự án cũng như các đối tượng trực tiếp được phân công giao nhiệm vụ quản lý các dự án, như đạm Ninh Bình, xơ sợi Đình Vũ…“Chính những hạn chế về năng lực dẫn đến các dự án này bị kéo dài, việc thực hiện không được trôi chảy, không đúng, nhiều dự án thực hiện không đúng hợp đồng cũng như chủ trương đầu tư, nội dung đầu tư”, ông Tuấn Anh cho biết và nhấn mạnh sẽ xem xét xử lý trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan cũng như rút ra bài học kinh nghiệm để bảo đảm không tái diễn tình trạng tương tự. 

Chưa hài lòng với câu trả lời, ĐB Sinh tiếp tục giơ bảng chất vấn: “Cử tri cần câu trả lời từ Bộ trưởng là trách nhiệm cơ quan nhà nước đến đâu? Bộ đã làm rõ đến đâu? Trách nhiệm quản trị DN ở đó thế nào?”.

Chia sẻ những lo lắng của cử tri cũng như của ĐB, Bộ trưởng Tuấn Anh cho biết, từ năm 2012 đến nay Chính phủ đã có nghị định nêu rõ trách nhiệm các bộ, ngành chủ quản đối với hoạt động của DN. Do đó, trách nhiệm các bộ, ngành chủ quản sẽ được xem xét rõ đối với hoạt động của DN. “Về các dự án tôi đã nêu thì một số dự án đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, một số dự án đang tiếp tục thanh tra. Chúng tôi sẽ xác định rõ tồn tại nào là khách quan, tồn tại nào là chủ quan, cố ý? Cố ý với mục đích gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời ĐBQH vào các kỳ họp sau”, ông Tuấn Anh nói.

“Nóng” vấn đề xả lũ

Liên quan đến quy trình vận hành các công tình thủy điện, ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) lo lắng: “Chưa bao giờ tính mạng người dân lại mỏng manh trước thiên tai và nhân tai đến thế. Chết người, trắng tay là hậu quả đau lòng của người dân vùng hạ lưu, từ những sai phạm trong quy trình vận hành các công trình Thủy điện Hố Hô và Thủy điện An Khê – Kanak”. Chất vấn về vấn đề trên, các ĐB  Nguyễn Chiến (Hà Nội), Phan Anh Khoa (Phú Yên) và Trần Thị Dung đặt câu hỏi: “Sai phạm trên sẽ xử lý như thế nào, bao giờ người dân sẽ nhận được đền bù thiệt hại? Trong thời gian tới người dân liệu có được sống trong môi trường an lành? Trách nhiệm của Bộ Công Thương ở đâu liên quan đến vấn đề xả lũ?”.

Đáp lời, người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã có báo cáo dài gần 20 trang để báo cáo toàn diện việc triển khai thực hiện Nghị quyết 62 của Quốc hội bao gồm cả công tác quản lý về quy hoạch cho đến việc thông qua các chủ trương đầu tư cũng như phân cấp quản lý các dự án thủy điện tại các địa phương để đảm bảo an toàn cho người dân. “Đối với Thủy điện Hố Hô, Thủy điện An Khê - Kanak và các thủy điện, chúng ta không phát triển thủy điện bằng mọi giá cũng như không phát triển về các dự án của chúng ta bằng mọi giá, kể cả trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác. Đây là quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước…”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Tuấn Anh thừa nhận thực tế tồn tại trong thời gian vừa qua các đập khi xả lũ thường xuyên gây ra sự bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội. “Chúng tôi đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra. Qua đó phát hiện các vấn đề như quy trình thì đã có nhưng khi thực hiện lại cứng nhắc, chưa đầy đủ… Ví dụ như nguyên tắc của xả lũ, của hồ thủy điện phải có nhiệm vụ thông báo cho chính quyền địa phương ở hạ lưu. Tuy họ có thông báo nhưng không thông báo đầy đủ, dẫn đến sự phối hợp chưa tốt giữa các chủ đập thủy điện với chính quyền các địa phương, đặc biệt trong các phương án phòng, chống lụt bão được phê duyệt”, ông Tuấn Anh cho biết.

Bên cạnh đó, ông Tuấn Anh cũng cho biết việc xả lũ gây ngập hạ lưu còn có nguyên nhân từ việc các công trình thuỷ điện chưa đầu tư tốt. Hệ thống quan trắc thủy điện chưa đảm bảo, chưa được đầu tư vận hành tốt để chủ động theo dõi diễn biến của thời tiết và có phương án phòng chống lụt bão, phối hợp xả lũ.

Về biện pháp khắc phục, theo người đứng đầu Bộ Công Thương, trong thời gian tới sẽ chủ động đánh giá lại toàn bộ chất lượng của quy trình xả lũ cũng như phương án tham gia phối hợp về phòng chống lụt bão, đặc biệt đảm bảo an toàn ở hạ du. Đi kèm với đó sẽ thực hiện nghiêm các chế tài nếu các DN không thực hiện đầy đủ các quy định và có sự vi phạm pháp luật thì sẽ xem xét, thậm chí cấm không cho tham gia hoạt động điện lực cũng như rút phép của các dự án đó.

Chưa bằng lòng với việc trả lời của Bộ trưởng Tuấn Anh, ĐB Dung nêu vấn đề, việc xả lũ bất ngờ, xả lũ không báo trước, đặc biệt việc xả lũ của Thủy điện Hố Hô vừa rồi, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh hoàn toàn không biết, hoặc xả lũ tại An Khê, Trưởng ban và là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cũng không biết. “Cho nên tôi muốn nói quy trình xả lũ đúng hay sai và Bộ trưởng đã thừa nhận có những vi phạm. Vậy, Bộ trưởng xử lý vi phạm đó như thế nào để tới đây người dân không là nạn nhân của quy trình đó nữa?”, ĐB Trần Thị Dung nhấn mạnh.

Ông Tuấn Anh cho rằng, Thủy điện Hố Hô qua kiểm tra đúng là Bí thư không được báo, nhưng đã báo cho cơ quan phòng chống lụt bão của tỉnh, theo quy định của pháp luật, báo cho lãnh đạo địa phương và các xã ở hạ du. Nhưng do bị mất điện nên thông tin không đến được đầy đủ, có người không nghe máy. 

Không có chuyện đổi muối lấy thép

Cho rằng sự cố về môi trường của 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra là một bài học xương máu, nhưng trong khi trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan chưa được làm rõ một cách quyết liệt thì Bộ Công Thương tiếp tục bổ sung quy hoạch dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen tại Ninh Thuận. Bởi vậy, ĐB Phạm Minh Hiền (Phú Yên) cho rằng điều này là có sự bất thường. “Điều bất thường là dự án này không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt trước đó. Bất chấp sự phản đối gay gắt của dư luận, bất chấp sự lo lắng, hoang mang của người dân và bất chấp sự phản biện, cảnh báo mạnh mẽ của các chuyên gia kinh tế môi trường về nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, không chỉ ở vùng biển Ninh Thuận mà còn ảnh hưởng các vùng biển lân cận, trong đó có Khánh Hòa, Phú Yên”, ĐB Hiền nêu quan điểm và đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương thẳng thắn trả lời câu hỏi: “Có hay không việc xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án. Có hay không việc Bộ đang chạy theo DN để làm dự án. Đầu tư quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư?”.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện Việt Nam có trữ lượng quặng sắt khoảng 1,5 tỷ tấn, nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu từ nước ngoài lượng sắt thép để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển của đất nước khoảng 3 tỷ USD và dự kiến đến năm 2020 chúng ta có thể nhập khẩu đến 15 tỷ USD. Hiện sắt thép của chúng ta mới chủ yếu đáp ứng được các sắt thép xây dựng, còn các sắt thép cơ bản, đặc biệt thép thô để phục vụ cho các ngành về cán thép, luyện thép…thì hầu như chưa có, ngoại trừ một số các DN, các tổng công ty thép... cũng đã có một số dự án, tuy nhiên quy mô còn ở mức nhỏ.

Theo ông Tuấn Anh, chủ trương, quan điểm của Chính phủ là phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực về công nghiệp thì phải tiếp tục ưu tiên khai thác những nguồn tài nguyên và đảm bảo sự phát triển của các ngành công nghiệp cơ bản để tạo nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế công nghiệp và các ngành kinh tế khác của chúng ta. “Tôi khẳng định luôn tại diễn đàn này, đó không phải là vấn đề lợi ích nhóm”, ông Tuấn Anh khẳng định.

Về dự án thép Cà Ná, ông Tuấn Anh thông tin thêm, trong quá trình xây dựng quy hoạch, quy hoạch về ngành thép đã có từ những năm 2011 và dự án đã được phê duyệt từ năm 2011. Quy hoạch này đã được làm đầy đủ các quy trình, thủ tục, trong đó có cả phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và có báo cáo đánh giá tác động môi trường. 

Vào những năm 2008 - 2009, dự án thép này không được tiếp tục thực hiện vì năng lực tài chính của chủ đầu tư có vấn đề sau khủng hoảng tài chính thì dự án này đã được đưa ra khỏi quy hoạch. Thời điểm mới đây, cuối những năm 2015 dự án tiếp tục được nghiên cứu và Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã làm việc với Ninh Thuận đề xuất đưa vào trong quy hoạch thép mới. Đồng thời đề nghị xin chủ trương đầu tư để thực hiện dự án với những cam kết và đề xuất đảm bảo yêu cầu về môi trường, thông qua công nghệ và những nội dung của đầu tư. Bộ Công Thương căn cứ trên những yêu cầu thực tiễn trong phát triển công nghiệp thép cũng như quy hoạch đã tổ chức khảo sát và làm việc với tỉnh Ninh Thuận đánh giá về hiện trạng khảo sát tại địa điểm và năng lực của nhà đầu tư.

“Có nhiều ý kiến nói rằng chúng ta có đánh đổi muối của Cà Ná để lấy thép hay không? Chúng tôi cho rằng, đây không phải là chuyện đánh đổi. Vì vậy, dự án thép Cà Ná đã được xem xét một cách cẩn trọng và đầy đủ các quy trình, sau đó đã được phê duyệt tại quy hoạch mới đây nhất về quy hoạch thép”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).