Vì sao Hàn Quốc "chê" Đại bàng F-15

Hàn Quốc vừa ra quyết định gây ngạc nhiên khi từ chối mua 60 chiếc máy bay chiến đấu F-15 của công ty Boeing, dù chúng có thể đáp ứng tốt yêu cầu về bảo vệ an ninh quốc gia của nước này.

Hàn Quốc vừa ra quyết định gây ngạc nhiên khi từ chối mua 60 chiếc máy bay chiến đấu F-15 của công ty Boeing, dù chúng có thể đáp ứng tốt yêu cầu về bảo vệ an ninh quốc gia của nước này.

Sự thay đổi bất ngờ

Quyết định của Hàn Quốc trong việc loại bỏ Boeing và tiến hành đấu thầu lại dự án mua sắm máy bay chiến đấu mới, đã được Seoul thực hiện dựa trên lý do cần công nghệ tốt hơn.

Sau khi loại bỏ F-15SE, Hàn Quốc đang nhắm tới việc mua máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-35
Sau khi loại bỏ F-15SE, Hàn Quốc đang nhắm tới việc mua máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-35

Những chiếc F-15 Silent Eagle (Đại bàng thầm lặng), vốn là sự lựa chọn duy nhất vừa túi tiền Hàn Quốc, lẽ ra đã giành được hợp đồng trị giá 8,3 ngàn tỷ won (7,7 tỷ USD). Nhưng các cựu quan chức quân sự hàng đầu của Hàn Quốc và nhiều nghị sĩ trong đảng cầm quyền đã chỉ trích nó vì không có các tính năng hiện đại như tàng hình trước rađa để chống lại mối đe dọa trực tiếp tới từ CHDCND Triều Tiên.

Quyết định của Seoul đã lập tức đẩy những chiếc F-35A của tập đoàn Lockheed Martin, trước đó từng bị chê là "có giá cắt cổ", vào vị trí đầu trong danh sách tiềm năng. Khả năng F-35 được chọn là lớn, khi chính Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định họ muốn mua một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 (hiện chỉ Mỹ mới là nước có máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22 và F35).

Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá lý do để Hàn Quốc đưa ra sự thay đổi kể trên thực sự chưa hợp lý. Sức mạnh không quân của Triều Tiên không đủ lớn để Hàn Quốc phải cần tới máy bay tàng hình.  "Không khó để chiếm ưu thế áp đảo trên không trong cuộc chiến chống lại Triều Tiên và người ta có thể làm được điều này chỉ nhờ máy bay chiến đấu thông thường.

Nguyên nhân do không quân Triều Tiên gần như đã không còn hoạt động. Các phi công của họ không có kinh nghiệm và hệ thống phòng không của họ sử dụng thiết bị của những năm 1950" - Markus Schiller, nhà phân tích cao cấp tại công ty Schmucker Technologie có trụ sở ở Munich nhận xét - "Nói một cách khách, F-15 đã thừa sức đáp ứng nhu cầu của họ".

Nhất cử lưỡng tiện

Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ viết hồi năm 2012, Không quân Triều Tiên đang nắm trong tay một đội máy bay gồm hơn 1.300 chiếc, chủ yếu là các mẫu máy bay thời Liên Xô. Những chiếc máy bay có khả năng đe dọa lớn nhất của Triều Tiên là loại MiG-29. Một trong số những chiếc máy bay này đã xuất hiện trên nền của một bức ảnh mà nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un chụp hình cùng binh lính hồi năm ngoái.

Tuy nhiên Triều Tiên chỉ có số lượng nhỏ MiG-29. Những chiếc MiG-21 và MiG-23 chiếm phần lớn kho máy bay chiến đấu của nước này, khoảng 400 chiếc. Trong khi đó tính tới tháng 2/2012, Hàn Quốc đã có 1.420 máy bay chiến đấu, với khoảng 220 chiếc F-15K và F-16 hiện đại, đóng vai trò chiến đấu cơ chủ lực.

Biểu tình phản đối mua F-15 tại Hàn Quốc
Biểu tình phản đối mua F-15 tại Hàn Quốc

Với việc Triều Tiên đã nắm khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân, sau 3 cuộc thử mà lần gần nhất diễn ra hồi tháng 2, đã có ý kiến nói rằng Seoul chỉ răn đe được Bình Nhưỡng nếu sở hữu máy bay tàng hình. "Chỉ khi sở hữu các máy bay chiến đấu tàng hình, ta mới gây được áp lực lên Triều Tiên" - ông Lee Han-ho, cựu Tham mưu trưởng Không lực Hàn Quốc từ năm 2003 - 2005 nói.

Một số chuyên gia quốc phòng đánh giá Hàn Quốc cần máy bay chiến đấu hiện đại không chỉ để kiểm tra Triều Tiên mà còn để cân bằng sức mạnh quân sự với các nước láng giềng. Nhật Bản hiện cũng đang tìm mua máy bay F-35, trong khi Trung Quốc đã phát triển máy bay tàng hình J-20.

Ngoài ra, Hàn Quốc đã có kế hoạch nắm quyền kiểm soát quân đội nước này từ tay Mỹ vào năm 2015. Về lâu dài, Hàn Quốc sẽ phải tính tới việc giảm bớt sự lệ thuộc vào sức mạnh không quân Mỹ.

Khoảng trống trong không lực

Một mối quan tâm lớn hiện còn tồn tại trong hàng ngũ lãnh đạo Không lực Hàn Quốc là các trì hoãn có thể tạo nên một khoảng trống lớn về sức mạnh không quân, trước khi những chiếc máy bay từ đợt đấu thầu lại được bổ sung vào trang bị.

Cơ quan mua sắm vũ khí Hàn Quốc (DAPA) đã ước tính rằng bất kỳ trì hoãn nào trong tiến trình đấu thầu có thể khiến Không lực thiếu hụt khoảng 100 chiếc chiến đấu cơ, trong số 430 chiếc cần phải mua từ nay tới năm 2019.

Hôm thứ Ba tuần này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo sẽ hoàn tất việc đấu thầu lại trong vòng một năm, qua đó vẫn đảm bảo việc tới năm 2017 nước này sẽ nhận lô máy bay đầu tiên. Nhưng Hàn Quốc sẽ đối mặt với rất nhiều trở ngại để đạt được mục tiêu này, bao gồm việc được Quốc hội chấp thuận ngân sách 730 tỷ won sẽ chi trong năm tới, dành riêng cho chương trình mua sắm máy bay.

Nếu khoản ngân sách này không được thông qua và Hàn Quốc chưa chọn được bên thắng thầu, việc giao máy bay vào năm 2017 sẽ là thách thức bất khả thi. Các trải nghiệm trước đó cho thấy thường phải mất 3 năm để công ty thắng thầu mới có thể chế tạo xong và chuyển giao lô máy bay đầu tiên của các "máy bay chiến đấu thế hệ mới".

Ví dụ như khi Boeing thắng thầu máy bay Boeing F-15K hồi năm 2002, phải tới năm 2005 công ty mới chuyển giao lô hàng đầu tiên. Lần thứ hai Boeing thắng thầu, vẫn với máy bay F-15K là vào năm 2008. Nhưng cũng phải mất 2 năm công ty mới giao được lô hàng đầu tiên.

Tường Linh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.