Theo kết quả tổ chức xếp hạng các trường ĐH danh tiếng thế giới QS vừa công bố, trường ĐH Chicago đứng thứ 4 trong các trường ĐH ở Mỹ. Trong ngành toán học, đặc biệt về lý thuyết đại số mà GS Ngô Bảo Châu đang theo đuổi thì ĐH Chicago được đánh giá đứng hàng đầu thế giới.
Trường ĐH hàng đầu thế giới
Trường Đại học Chicago là một trường đại học tư nằm ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, Illinois, được thành lập bởi Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller năm 1890.
Trường Đại học Chicago tổ chức lớp học đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1892 và là một trong những trường đại học đầu tiên của Mỹ kết hợp giữa cao đẳng nghệ thuật tự do đa ngành Mỹ và đại học nghiên cứu của Đức.
Trường ĐH hàng đầu thế giới
Trường Đại học Chicago là một trường đại học tư nằm ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, Illinois, được thành lập bởi Hội Giáo dục Baptist Mỹ và nhà tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller năm 1890.
Trường Đại học Chicago tổ chức lớp học đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1892 và là một trong những trường đại học đầu tiên của Mỹ kết hợp giữa cao đẳng nghệ thuật tự do đa ngành Mỹ và đại học nghiên cứu của Đức.
GS Ngô Bảo Châu. |
Trường Đại học Chicago nổi tiếng có các phong trào học thuật gây ảnh hưởng như trường phái kinh tế học Chicago, trường phái xã hội học Chicago, trường phái phê bình văn học Chicago và phong trào luật và kinh tế học trong phân tích pháp lý.
Trường Đại học Chicago cũng là nơi thực hiện phản ứng hạt nhân nhân tạo tự lực đầu tiên của thế giới và cũng có báo chí đại học lớn nhất Hoa Kỳ.
Cơ sở chính của Đại học Chicago rộng đến 211 mẫu Anh trong khu phố Chicago của Hyde Park và Woodlawn, cách 7 dặm (11 km) về phía nam trung tâm thành phố Chicago. Phần phía bắc và phía nam của khuôn viên được ngăn cách bởi một công viên lớn Plaisance Midway được xây dựng vào năm 1893 .
Các tòa nhà đầu tiên của Đại học Chicago nằm trong khuôn viên trường tạo nên những khu vực sân rộng phía trong. Các tòa nhà được thiết kế theo kiến trúc Gothic, giống với khuôn mẫu của trường Đại học Oxford. Sau những năm 1940, kiểu kiến trúc Gothic trong khuôn viên trường đã được thay thay thế dần bằng phong cách hiện đại.
Các cơ sở học thuật của Đại học Chicago bao gồm các trường cao đẳng, 4 cơ sở nghiên cứu sau đại học, 6 trường chuyên nghiệp, hệ thống trường trung học…
Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã dành 12 năm để dạy luật hiến pháp tại Trường Luật của ĐH Chicago, 4 năm đầu (1992-1996) ông là giảng viên, 8 năm sau (1996-2004) là giảng viên trưởng.
Ở ĐH Chicago, năm học được chia thành bốn học kỳ: học kỳ mùa hè (tháng sáu đến tháng tám), học kỳ mùa thu (tháng chín đến tháng mười hai), học kỳ mùa đông (tháng một đến tháng ba) và học kỳ mùa xuân (tháng tư đến tháng sáu). Năm học thường bắt đầu vào cuối tháng chín và kết thúc vào giữa tháng sáu. Học kỳ mùa xuân năm 2009, ĐH Chicago có 14.000 học sinh, sinh viên ở các chương trình. Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 18% tổng số học sinh, sinh viên, ít nhất 23% học sinh dân tộc thiểu số trong nước đã được học tập tại đây, và 45% là nữ.
Nhóm nghiên cứu về phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới tại ĐH Chicago |
Những sinh viên học tại ĐH Chicago được ở trong một khu ký túc xá. Hiện có 36 nhà, với trung bình 70 sinh viên trong mỗi nhà. Khoảng 60% sinh viên đại học sống trong trong các ký túc xá trong khuôn viên trường.
Hệ thống thư viện của ĐH Chicago bao gồm 6 thư viện thành phần, có chứa tổng cộng 8,5 triệu cuốn sách về khoa học sinh học, y tế, vật lý, triết học, lịch sử y học, và công nghệ... Thư viện này đứng thứ 12 trong số các thư viện ở Hoa Kỳ. Thư viện lớn nhất của trường là thư viện Regenstein. Việc mở rộng của thư viện dự kiến hoàn thành vào năm 2010.
Khoa học cơ bản được ưu tiên
Theo số liệu đã công bố, năm 2006, ĐHChicago đã dành hơn 305 triệu USD cho nghiên cứu khoa học. ĐH Chicago cũng giám sát hoạt động của 12 viện nghiên cứu và 113 trung tâm nghiên cứu trong trường. Trong số này có Viện phương Đông (bao gồm một bảo tàng và trung tâm nghiên cứu khu vực phía Đông) do ĐH Chicago sở hữu và điều hành. Ngoài ra trường cũng sở hữu một số Trung tâm nguồn lực quốc gia.
Đã có 85 người đoạt giải Nobel đã từng có mối quan hệ trực tiếp với Đại học Chicago, 17 người trong số họ đã nghiên cứu hoặc trực tiếp giảng dạy tại ĐH Chicago khi họ nhận được giải Nobel.
Khoa toán cùng với ĐH Chicago bắt đầu đi vào hoạt động từ 10/1892. Vị trưởng khoa đầu tiên là ông Eliakim hastings Moore - ông cũng là giáo sư liên kết với ĐH Northwestern. Ông Moore đã ngay lập tức bổ nhiệm Oskar Bolza và Heinrich Maschke vào làm việc cùng mình và ba người họ đã trở thành những hạt nhân cơ bản của khoa toán trong suốt thời kỳ 1892- 1908.
GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học cho rằng: ĐH Chicago là một trong những trường ĐH hàng đầu thế giới trên nhiều ngành khác nhau. Trong ngành đại số mà GS Ngô Bảo Châu đang theo đuổi và nghiên cứu thì ĐH Chicago được xếp hàng đầu thế giới. Tại khoa toán ĐH Chicago đã có rất nhiều các nhà toán xuất sắc nhất thế giới trong lĩnh vực đại số cũng có hướng nghiên cứu như GS Ngô Bảo Châu như Alexander Beilinson, Vladimir Drinfeld, Kazuya Kato... Có lẽ vì lý do đó mà GS Ngô Bảo Châu đã chọn ĐH Chicago để giảng dạy và nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, quan trọng nhất là có thể tìm được những người có cùng trình độ và khả năng nghiên cứu. |
Từ năm 1892 đến năm 1910, chỉ có 39 sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại Đại học Chicago. Từ 1910 đến 1927 việc đào tạo toán học được phát triển mạnh mẽ hơn, trong giai đoạn này có 115 bằng tiến sỹ toán học được cấp. Cuối thời kỳ này, ĐH Chicago trở thành nơi đào tạo chủ yếu những tiến sỹ toán học ở Mỹ.
Một trong những dự án đầu tiên được tiến hành bởi khoa toán là hợp tác với tổ chức World Fair tổ chức đại hội quốc tế các nhà toán học tại Chicago vào năm 1893. Thành công của dự án này đã cho thấy rằng ĐH Chicago và khoa toán có đủ năng lực trở thành cơ sở tổ chức thường xuyên của đại hội các nhà toán học thế giới. Việc công bố thông tin về đại hội được diễn ra dưới sự giúp đỡ của Hiệp hội Toán học New York, và ngay sau đó, với sự cổ vũ mạnh mẽ của Moore, hiệp hội này sau này đã đổi tên thành Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ.
Từ 1/9/2010, GS Ngô Bảo Châu chính thức giảng dạy tại khoa toán ĐH Chicago. GS Ngô Bảo Châu từng cho biết anh quyết định giảng dạy tại ĐH Chicago cũng là vì có cơ hội được làm việc chặt chẽ hơn nữa với các đồng nghiệp tại Trường ĐH Chicago. Những đồng nghiệp mà GS Ngô Bảo Châu thường nhắc tới là các GS danh tiếng như Alexander Beilinson, Vladimir Drinfeld, Kazuya Kato...
Ông Robert Zimmer, giáo sư toán học và Chủ tịch ĐH Chicago nói: "Chúng tôi chúc mừng Giáo sư Ngô về Giải thưởng Fields mà ông hoàn toàn xứng đáng. Chúng tôi mong tới lúc đón ông về làm nhân viên mới của khoa toán, khoa có lịch sử lâu dài và uy tín."
Các phòng thí nghiệm cho khoa học được xây dựng từ năm 1969. |
Còn Trưởng khoa Toán, giáo sư Peter Constantin bày tỏ, ông Ngô Bảo Châu đã chứng tỏ được khả năng toán học lớn khi trong năm ngoái ông chứng minh thành công một bổ đề toán mà 30 năm không nhà toán học nào có thể chứng minh được. Giáo sư Constantin thì nói: "Đó là vấn đề toán học thuần túy nhưng nó có liên quan tới cuộc sống bao gồm cả lĩnh vực vật lý năng lượng cao, khoa học máy tính và mật mã." Theo thông tin từ Đại học Chicagocác giảng viên đã và đang giảng dạy tại trường đoạt 7 giải Fields trong tổng số 48 giải được trao từ trước tới nay.
Theo Phạm Thịnh (Tổng hợp từ Uchicago.edu,wikipedia.org)
VTC news
VTC news