Không một ai thực sự biết, tại sao các vận động viên chiến thắng trong các kỳ thi đấu thường có cảm giác bị buộc phải cắn huy chương. Câu hỏi này giờ đã được trả lời.
Lý do thường được đề cập nhiều nhất đó là rất nhiều các nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh đã yêu cầu họ làm như vậy. Tại đại hội thể thao Olympic Bắc Kinh, các phóng viên ảnh - hầu hết là người châu Âu, đã yêu cầu các vận động viên thắng giải hãy hôn, cắn huy chương để chụp ảnh.
Các vận động viên đã làm như vậy và có lần một vận động viên người Đức tên là David Moeller đã gãy rằng khi cắn chiếc huy chương bạc theo yêu cầu. Sau đó, David nói: "Người chụp ảnh muốn chúng tôi làm như vậy tại lễ trao giải và một góc răng cửa của tôi đã vỡ".
Một lý do khác mà những người đoạt giải cắn huy chương đó là để "nếm mùi chiến thắng". Nó giống như câu nói: "Người thua cắn bụi còn người thắng thì nếm vinh quang".
Trong quá khứ, mọi người thường cắn các đồng xu và huy chương để xem có phải nó làm bằng vàng thật không. Nếu vật đó được làm từ vàng, nó sẽ hằn một chút khi cắn vì vàng là kim loại khá mềm.
Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý rằng huy chương vàng không còn được làm bằng hoàn toàn bằng vàng từ năm 1912 mà nó được làm từ 92,5% bạc và 6gr vàng.
Lý do thường được đề cập nhiều nhất đó là rất nhiều các nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh đã yêu cầu họ làm như vậy. Tại đại hội thể thao Olympic Bắc Kinh, các phóng viên ảnh - hầu hết là người châu Âu, đã yêu cầu các vận động viên thắng giải hãy hôn, cắn huy chương để chụp ảnh.
Các vận động viên đã làm như vậy và có lần một vận động viên người Đức tên là David Moeller đã gãy rằng khi cắn chiếc huy chương bạc theo yêu cầu. Sau đó, David nói: "Người chụp ảnh muốn chúng tôi làm như vậy tại lễ trao giải và một góc răng cửa của tôi đã vỡ".
Một lý do khác mà những người đoạt giải cắn huy chương đó là để "nếm mùi chiến thắng". Nó giống như câu nói: "Người thua cắn bụi còn người thắng thì nếm vinh quang".
Trong quá khứ, mọi người thường cắn các đồng xu và huy chương để xem có phải nó làm bằng vàng thật không. Nếu vật đó được làm từ vàng, nó sẽ hằn một chút khi cắn vì vàng là kim loại khá mềm.
Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý rằng huy chương vàng không còn được làm bằng hoàn toàn bằng vàng từ năm 1912 mà nó được làm từ 92,5% bạc và 6gr vàng.
Theo StraitsTimes/ Vietnamnet