Vì sao các biến chủng 'mắc kẹt' ở Omicron?

0:00 / 0:00
0:00
Dù các chủng phụ Omicron có nhiều khác biệt so với phiên bản gốc, WHO quyết định ngừng đặt tên mới cho chúng, lý do chưa có chủng nào gây tác động sâu rộng với toàn cầu.

Các biến chủng phụ của Omicron đang nhanh chóng lây lan và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Hiện XBB.1.5 được giới khoa học chú ý bởi khả năng trốn tránh miễn dịch và bám dính tế bào. Các phiên bản trước đó của Omicron như BA.1, BA.2 cũng từng là mối đe dọa đối với nhiều nước. Dù vậy, sau một thời gian, biến chủng nCoV dường như dừng lại ở Omicron và không phát triển thêm, tạo nên nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng khoa học.

Xuất hiện lần đầu vào tháng 11/2021, Omicron khác biệt về mặt di truyền so với các biến chủng nCoV trước đó. Phiên bản đầu tiên là BA.1 đã tạo ra những làn sóng lây nhiễm, nhập viện, tử vong và hàng loạt hậu duệ mới. Biến chủng phụ tiếp theo là BA.2, với hàng chục đột biến gene mới, khác biệt về mặt di truyền với BA.1. Nhiều nhà khoa học cho rằng BA.1 xứng đáng được xem xét như một biến chủng độc lập, thay vì biến chủng phụ của Omicron.

Tuy nhiên, điều đó không xảy ra. WHO lặng lẽ ngừng đặt tên cho các biến chủng đáng quan tâm mới. Thay vào đó, tổ chức đã tạo ra danh mục Biến chủng phụ của Omicron đang được theo dõi.

WHO cho biết tổ chức vẫn sẽ chỉ định tên mới nếu phát hiện một biến chủng đủ khác biệt. Tuy nhiên, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cũng nhận định việc phân biệt rạch ròi không còn quá cần thiết.

"Thực tế là các biến chủng phụ (không có tên riêng) cũng không làm giảm đi tầm quan trọng của chúng. Chúng tôi sẽ đặt tên mới nếu nó tạo ra tác động đủ sâu rộng đối với sức khỏe cộng đồng. Biến chủng được đặt tên mới cũng sẽ đòi hỏi các nước điều chỉnh phản ứng phòng dịch", Christian Lindmeier, người phát ngôn của WHO, cho biết.

Một số nhà khoa học đồng ý với chiến lược này. Michael Worobey, chuyên gia sinh vật học, nhà nghiên cứu về đại dịch thông qua bộ gene virus, chỉ ra rằng nCoV phát triển theo hai cách.

Cách đầu tiên là tiếp tục lây lan cho nhiều người. Loại tiến hóa này xảy ra dần dần và không gây quá nhiều thay đổi cùng lúc. Cách thứ hai là lây nhiễm cho người bị suy giảm chức năng miễn dịch. Worobey chỉ ra trường hợp một bệnh nhân ở Houston đã nhiễm phiên bản Delta có 17 đột biến.

nCoV (màu vàng) phát triển từ những tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Science

Những loại virus này có khả năng tạo ra sự khác biệt ở cấp độ Omicron. Tuy nhiên, ông cho rằng không cần thiết đặt tên mới đến khi chúng xuất hiện ngoài cộng đồng và bắt đầu lây lan mạnh.

Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng chiến lược đặt tên của WHO có thể gây ra những nhầm lẫn trong cộng đồng.

"Các biến chủng phụ của Omicron rất rõ ràng và khác biệt. Chúng không giống với Omicron, chúng đã phát triển rất nhiều", Bette Korber, chuyên gia về biến thể tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, cho biết.

Korber chỉ ra rằng ngay khi xuất hiện, Omicron đã có hai phiên bản là BA.1 và BA.2. Từ đó đến nay, các nhà khoa học ghi nhận hơn 650 biến chủng phụ khác.

"Nhưng WHO đã ngừng đặt tên cho chúng vào thời điểm này. Vì vậy, mọi người lầm tưởng là chúng ta đang an toàn. Việc sử dụng tên Omicron khiến cộng đồng nghĩ rằng virus không còn thay đổi nữa, song trên thực tế, nó đang thay đổi rất nhiều", Korber nói.

Theo Ryan Gregory, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Guelph, Canada, nếu không có tên chính thức mới theo bảng chữ cái Hy Lạp, giới khoa học sẽ mất khả năng giao tiếp về virus. Ông nhận định tên khoa học của các dòng phụ như BQ.1.1 rất chính xác, nhưng chúng dần trở nên khó sử dụng.

Một số nhà khoa học thậm chí phải gọi biến chủng XBB.1.5 với cái tên Kraken - một con quái vật biển trong thần thoại. Cái tên dần phổ biến trên truyền thông ở một số nước. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp hoàn hảo, bởi tên gọi không được chuẩn hóa.

Gregory cho biết việc đặt tên chính xác cho biến chủng rất quan trọng, chúng phục vụ một mục đích.

"Đó là cho phép giới chuyên gia thảo luận về virus, những thay đổi của chúng và cách virus ảnh hưởng đến cộng đồng", vị chuyên gia nói.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.