Vén bức màn bí ẩn 'Vụ thảm sát 28/2' ở Đài Loan

Cảnh náo loạn tại ga Đài Bắc trưa 28.2
Cảnh náo loạn tại ga Đài Bắc trưa 28.2
(PLO) -Ngày 1/3, dân chúng Đài Bắc kéo đến bao vây Ủy ban quản lý đường sắt. Cảnh sát từ trên lầu xả súng xuống bắn chết 18 người, bị thương 40. 

Dân chúng Bản Kiều tấn công chính quyền huyện Đài Bắc và nhà kho Cục Cung ứng; dân chúng Sĩ Lâm và Tân Điếm cũng cướp vật tư và vũ khí của Cục Cung ứng; các nơi Đạm Thủy, Thụy Phương cũng cấp báo việc người ngoại tỉnh bị đánh, khu nhà ở của viên chức mỏ Đồng ở Kim Qua Thạch bị phá hủy.

Một số thanh niên, học sinh từ phía Bắc kéo xuống Tân Trúc diễn thuyết kêu gọi dân chúng khởi nghĩa, dân chúng bắt đầu nổi dậy đánh người ngoại tỉnh và cướp phá cửa hiệu của họ, tập kích đồn cảnh sát, tòa án, trụ sở chính quyền. 

Ở Trúc Đông, dân chúng tấn công đồn cảnh sát, đốt cháy nhà máy xi măng và hóa chất. Cùng ngày dân thị trấn Đào Viên kéo vào chiếm trụ sở chính quyền huyện Tân Trúc lấy sữa bò và gạo đem chia cho người nghèo. Khi dân chúng bao vây Cục cảnh sát thì bị họ dùng súng máy bắn làm chết mấy chục người.

Dân chúng kéo vào nhà huyện trưởng Tân Trúc Chu Văn Bá tìm được 3 triệu tệ và nhiều thực phẩm, đồ hộp, gạo đem ra đốt… Xã trưởng Lô Trúc Lâm Nguyên Chi dẫn một đoàn người tiến công sân bay Phố Tâm định cướp vũ khí nhưng bị đại đội cảnh sát đẩy lui…

Phòng trà Thiên Mã nơi xảy ra vụ bắt thuốc lá lậu dẫn đến Sự kiện 28/2
Phòng trà Thiên Mã nơi xảy ra vụ bắt thuốc lá lậu dẫn đến Sự kiện 28/2

Bạo loạn lan rộng

Sang ngày 2/3, các huyện thị tiếp tục xảy ra bạo động, tình hình xung đột không ngừng mở rộng. Dân chúng ở Kim Sơn, Cơ Long thành lập Bảo an đoàn bao vây Pháo đài Kim Sơn; quân đội ở gần đó kéo tới giải vây, bắn chết 8, bị thương 18 người dân, về sau thêm 8 người nữa chết vì vết thương quá nặng.

Dân chúng Đài Trung kéo đến Nhà hát kịch thành phố mít tinh suy cử Tạ Tuyết Hồng làm “Chủ tịch Đại hội nhân dân thành phố”, kịch liệt phê phán chính quyền Trần Nghi bạo hành. Sau đó họ thành lập ra Ủy ban tác chiến trị an khu vực Đài Trung, thu hút nhiều học sinh tham gia, kéo đến bao vây Cục cảnh sát, phân cục chống buôn lậu và nhà cựu huyện trưởng Đài Trung Lưu Tồn Trung.

Tại thành phố Bành Hóa, ngày 1/3 xảy ra vụ dân chúng đánh đập quân lính tại ga Bành Hóa. Hôm sau mấy trăm người xông vào phá Cục cảnh sát và đánh đập cảnh sát, yêu cầu bãi chức Cục trưởng Thẩm Bảo Thông; nghị viên Lã Thế Minh thay mặt nghị viện quản lý kho vũ khí, sau đó dân chúng tiếp quản và điều hành cơ quan chính quyền.

Tại Gia Nghĩa, dân chúng và học sinh tự tổ chức thành đội ngũ diễn thuyết, diễu hành, bao vây dinh thự của thị trưởng Tôn Chí Tuấn, đem tài liệu, đồ đạc ra đốt rồi tiếp quản Cục cảnh sát, tòa thị chính, phần lớn cảnh sát và viên chức người Đài Loan đều tham gia hàng ngũ những người nổi dậy.

Ở Hổ Vĩ, thanh niên, học sinh sau khi tiến vào tiếp quản trụ sở chính quyền và đồn cảnh sát đã tổ chức thành các đội vũ trang tiến công sân bay Hổ Vĩ; dân chúng Đài Trung, Trúc Sơn, Đẩu Nam cũng kéo về Hổ Vĩ tham gia chiến đấu giáp lá cà với quân đội ở sân bay. Ở huyện Bành Hồ cũng xảy ra việc quân đội dùng súng bắn vào dân chúng, nhưng không gây nên hỗn loạn lớn.

Tranh về sự kiện 28/2
Tranh về sự kiện 28/2

Tại Cao Hùng, ngày 1/3, Thị trưởng Hoàng Trọng Đồ và Tư lệnh cảnh bị Bành Mạnh Tích sau khi nắm được tình hình ở Đài Bắc đã chuẩn bị các phương án đối phó. Ngày 2/3, khu vực Phụng Sơn và Cương Sơn xuất hiện các vụ vũ trang phản kháng.

Ngày 3/3, dân chúng Cao Hùng bắt đầu bao vây Bệnh viện hậu phương 105, khoảng 4-500 người xông vào tước khí giới của đội hiến binh và cảnh sát ở Diêm Trình Đĩnh. Dân chúng còn bao vây Cục cảnh sát Cao Hùng, đốt xe của Cục trưởng Đồng Bảo Chiêu.

Tại Đài Nam, sáng 3/3, dân chúng xông vào cướp vũ khí của đồn cảnh sát Vĩnh Lạc Đĩnh. Cùng ngày, Đội trị an và Đội dân binh xông vào chiếm trụ sở chính quyền thành phố Đài Trung, bắt giam hơn 300 nhân sĩ người ngoại tỉnh bao gồm Thị trưởng Đài Trung, huyện trưởng huyện Đài Trung, Cục trưởng chống buôn lậu; sau đó họ tước khí giới của quân cảnh.

Ngày 4/3, dân chúng xông vào cướp phá kho vũ khí của cảnh sát Cương Sơn, sau đó tấn công đơn vị quân đội chốt giữ vị trí then chốt nhưng bị đẩy lui. Ở Bình Đông, dân chúng đánh người ngoại tỉnh ở ga xe lửa rồi kéo đến bưu điện phản kháng; sau đó cưỡng ép thị trưởng buộc cảnh sát phải niêm cất vũ khí rồi chiếm tòa thị chính và cục cảnh sát…

Ngày 3/3, Đoàn thanh niên Tam Dân Gia Nghĩa và nghị viện thành phố tổ chức đại hội dân chúng thành lập “Ủy ban xử lý vụ ngày 2/3” và tổ chức ra Bộ tư lệnh phòng vệ Gia Nghĩa. Thị trưởng Tôn Chí Tuấn điều quân ở Đông Môn Đĩnh đến trấn áp, nhưng bị dân binh đẩy lui. Chiều cùng ngày, dân binh tấn công cướp kho vũ khí, khống chế đài phát thanh Gia Nghĩa.

Ngày 4/3, hơn 3000 dân chúng tấn công doanh trại quân đội ở doanh trại cạnh trường trung học Gia Nghĩa; quân đội nã pháo làm 9 người chết sau đó đưa Tôn Chí Tuấn lui vào chốt giữ sân bay Gia Nghĩa. Ngày 5/3, dân binh tổ chức tấn công vào sân bay nhưng do hỏa lực yếu nên bị thương vong hơn 300 người.

Tranh khắc gỗ mô tả vụ thảm sát
Tranh khắc gỗ mô tả vụ thảm sát

Sau đó dân binh các nơi kéo về bao vây cắt điện nước và thông tin liên lạc của lực lượng quân đội và người ngoại tỉnh trong sân bay. Quân đội trong sân bay phải cử người liên lạc với lực lượng nổi dậy để ngừng chiến, giao nộp vũ khí đổi lấy lương thực…

Ngày 8/3, lực lượng quân đội trong sân bay được tiếp tế vũ khí, lương thực và tăng viện lực lượng bằng đường không…Theo một nguồn tin thống kê, trong giai đoạn này có tổng cộng 190 người bị giết (43 người bản địa, 147 người ngoại tỉnh), 1.761 người bị thương.

Lập Ủy ban xử lý “Sự kiện 28/2”

Trong khi hỗn loạn xảy ra khắp nơi, nhân sĩ và đại biểu nhân dân một số nơi đã đứng ra giao thiệp với chính phủ, đề xuất yêu cầu cải cách. 10h ngày 1/3, Thượng viện Đài Bắc mời các đại biểu Đại hội quốc dân, thượng nghị sĩ tỉnh Đài Loan, các tham chính viên (cố vấn) họp tại Trung Sơn Đường để thành lập “Ủy ban điều tra vụ huyết án bắt thuốc lá”, cử ra 4 người đi gặp Trần Nghi, đề nghị bãi bỏ lệnh giới nghiêm, cấm quân cảnh nổ súng và lập tổ điều tra xử lý.

17h, Trần Nghi lần đầu tiên lên đài phát thanh Đài Loan phát biểu, đồng ý với đề nghị của phái đoàn, cam kết bãi bỏ giới nghiêm, thả những người bị bắt được bảo lãnh, nhưng cũng cấm dân chúng tụ tập diễu hành.

Chiều 2/3, Ủy ban xử lý “Sự kiện 28/2” lần đầu tiên họp tại Trung Sơn Đường do Chủ tịch Thượng viện Chu Diên Thọ chủ trì, 5 đại biểu của Viện hành chính có mặt, dân chúng hay tin đến dự thính ngồi kín hội trường. Cuộc họp thỏa thuận về thành phần tham gia Ủy ban gồm đại biểu công hội, thương hội, học sinh, thị dân, nghị sĩ các huyện thị.

Thành phần trở nên phức tạp, Quốc Dân Đảng và các đặc vụ của Trần Nghi đã trà trộn vào để hoạt động chia rẽ, vấn đề tranh giành quyền lực giữa các phái nổ ra gay gắt, nhiều người chán chường, muốn lập ra tổ chức mới…

Một người dân bị bắn trên đường phố
Một người dân bị bắn trên đường phố

Trong 2 ngày 3,4/3 Ủy ban xử lý cử đại biểu đến liên lạc với Viện Hành chính, yêu cầu quân đội rút về doanh trại, giao cho hiến binh và các đội trị an (của những người nổi dậy) duy trì an ninh, trật tự; Ủy ban cũng thông báo cho 17 huyện thị thành lập các phân hội để xử lý các vấn đề ở địa phương và cử người tham gia Ủy ban xử lý “Sự kiện 28/2” ở Đài Bắc. Tình hình các nơi dần trở nên dịu đi…/.

Mời xem tiếp vào số tới

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.