Vén bức màn bí ẩn 70 năm 'Vụ thảm sát 28/2'

Tưởng Giới Thạch (trái), Tống Mỹ Linh và Trần Nghi
Tưởng Giới Thạch (trái), Tống Mỹ Linh và Trần Nghi
(PLO) -Ngày 26/2 vừa qua, nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn, chính thức thông báo giải mật toàn bộ 4.617 tài liệu, với khoảng 1,37 triệu trang, liên quan đến “Sự kiện 28/2” - vụ thảm sát những người dân bản địa nổi dậy ở hòn đảo này - khiến mấy chục ngàn người chết. Bà Thái Anh Văn cũng công bố kế hoạch 3 năm nhằm điều tra vụ thảm sát và những diễn biến sau đó. 

Theo bà Thái Anh Văn, việc thu thập những tài liệu này rất quan trọng vì nó cho biết danh tính của những người liên quan, cũng như chi tiết về những biến cố khi đó.

Rất nhiều người, nhất là hậu duệ của những người bị thảm sát ở Đài Loan, đang hy vọng việc giải mật tài liệu sẽ làm sáng tỏ cái chết đầy uẩn khúc của người thân cũng như làm rõ nghi vấn về vai trò của chính quyền Tưởng Giới Thạch trong vụ việc. 

70 năm chất chứa

Năm nay, “Sự kiện 28/2” được kỉ niệm rất lớn ở Đài Loan, trong khi ở Trung Quốc nó cũng được tổ chức nhưng trầm lắng hơn. Cũng như mọi năm, lãnh đạo Quốc Dân Đảng Đài Loan đều cúi đầu nhận lỗi, năm nay Đảng Dân Tiến đang cầm quyền đã nhân đây tiến hành một số hoạt động loại bỏ hình ảnh của Tưởng Giới Thạch bằng cách dẹp bỏ một số hiện vật trong Lăng Trung Chính ở Đài Bắc. Ngày 28/2, một số người cực đoan đã đến phá hoại bức tượng đồng của Tưởng Giới Thạch ở đây.. 

Báo chí Đài Loan gọi “Sự kiện 28/2” là “một trong những trang sử đen tối” nhất của Đài Loan khi Tưởng Giới Thạch, lúc đó là lãnh đạo Quốc Dân Đảng kiêm Chủ tịch chính phủ Quốc dân, gửi lực lượng đến hỗ trợ toàn quyền Đài Loan Trần Nghi trấn áp các cuộc nổi dậy khiến hơn 28 ngàn người chết. Đã 70 năm trôi qua, nhưng vẫn còn chất chứa nhiều điều chưa được làm sáng tỏ như: Đâu là sự thật về nguyên nhân dẫn đến vụ nổi dậy? Ai là hung thủ thực sự của vụ thảm sát?

Vai trò của Mỹ trong vụ thảm sát? Vai trò thực sự của Trần Nghi  - Trưởng quan hành chính Đài Loan khi đó - được coi là đã lừa dối Tưởng Giới Thạch đưa quân đàn áp, từ chức sau vụ này; sau đó vào Đại Lục giữ chức, bị Tưởng Giới Thạch xử bắn năm 1949, nhưng được Trung Quốc Đại Lục coi là “tướng lĩnh yêu nước”…. Với quyết định giải mật tất cả các tài liệu trong kho lưu trữ, có thể tới đây chân tướng vụ thảm sát này sẽ được làm rõ…

Trần Nghi, người bị coi là thủ phạm gây ra vụ thảm sát
Trần Nghi, người bị coi là thủ phạm gây ra vụ thảm sát

Bất bình, đòi tự trị

Tháng 9/1945, sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, Nhật Bản tuyên bố đầu hành vô điều kiện các nước Đồng minh Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô, bàn giao tất cả quyền quản lý các khu vực mà họ thống trị ở cả trong và ngoài nước. 

Tướng Mc Arthur, Tư lệnh quân Đồng minh ở Thái Bình Dương là người chủ quản việc tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật khi đó, chỉ thị chính phủ Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) tiếp quản các đảo Đài Loan và Bành Hồ từ tay Nhật. Căn cứ Tuyên bố Cairo, chính phủ Trung Quốc khôi phục chủ quyền của mình đối với Đài Loan.

Ngày 25/10/1945, Trần Nghi thay mặt Thống soái chiến trường Trung Quốc Tưởng Giới Thạch đến Đài Loan tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Cùng ngày, Viện hành chính trưởng quan Đài Loan do Trần Nghi đứng đầu chính thức vận hành. 

Sau khi Trần Nghi nhận chức Trưởng quan Hành chính kiêm Tư lệnh quân Cảnh bị Đài Loan, chính quyền Quốc Dân Đảng đã thực hiện nền thống trị độc tài. Mọi quyền hành về hành chính, tư pháp, lập pháp, quân sự đều do một tay Trần Nghi thâu tóm, về hình thức rất giống dưới thời Tổng đốc Nhật Bản, gây nên sự liên tưởng cho rằng sự thống trị của Quốc Dân Đảng cũng chả khác gì người Nhật, đều là độc tài chuyên chế.

Sau khi Nhật đầu hàng, những người Đài Loan bản địa cho rằng họ phải có thêm nhiều quyền tự trị và cơ hội tham gia nắm quyền chính trị ở hòn đảo quê hương; nhưng chính phủ Quốc dân đã giao cho những người đến từ Đại Lục (gọi chung là “người ngoại tỉnh”) nắm giữ hết các vị trí chủ chốt:

Trong số 18 chánh phó 9 phòng thuộc Viện hành chính, chỉ có duy nhất 1 người là dân bản địa; trong số 17 huyện trưởng, thị trưởng chỉ có 4 người quê Đài Loan, còn lại đều do “người ngoại tỉnh” nắm giữ…Chính những sự phân biệt vùng miền và kiểu đãi ngộ “cùng làm không cùng hưởng” đã khiến người Đài Loan bất bình, tư tưởng đòi tự trị dần dần xuất hiện trong một bộ phận và dần lan rộng…

Ảnh trên Thời báo New York thời đó đưa tin về vụ 28/2
Ảnh trên Thời báo New York thời đó đưa tin về vụ 28/2

“Đám cháy” từ một vụ …bắt thuốc lá lậu

Chiều ngày 27/2/1947, vào lúc hoàng hôn sắp buông, bà Lâm Giang Mại - một góa phụ vất vả mưu sinh nuôi 2 con nhỏ bằng cách bán thuốc lá lẻ ở cạnh  phòng trà Thiên Mã, đường Tây Nam Kinh, thành phố Đài Bắc - đang chào mời khách vào mua thì thấy đoàn người trên phố xôn xao.

Bà còn chưa kịp bỏ chạy như mọi khi thì toán 10 người gồm 6 nhân viên đội bắt buôn lậu và 4 cảnh sát do chuyên viên Phân cục Đài Bắc của Cục chống buôn lậu Diệp Đắc Căn dẫn đầu đã ập tới vây chặt. Bà Lâm cố giãi bày, quỳ xuống van xin họ nhưng vô hiệu.

Trong lúc giằng co, Diệp Đắc Căn đã dùng báng súng ngắn đánh khiến đầu bà Lâm tóe máu, ngã lăn ra ngất xỉu. Những người dân đang đứng vây quanh lập tức xông vào ẩu đả với toán nhân viên công vụ, đánh bị thương 2 người, nhân viên cảnh sát Phó Học Thông đã nổ súng vào đám dân chúng, bắn chết tại chỗ một thanh niên 20 tuổi tên là Trần Văn Khê.

Ngay tối hôm đó, đám đông dân chúng kéo đến Cục cảnh sát và Đoàn hiến binh đòi giao nộp hung thủ giết người để trừng trị, nhưng không được đáp ứng. Sáng 28, rất đông người kéo đến bao vây tấn công Cục Chống buôn lậu Đài Loan đánh chết 2 người, bị thương 4 người và đốt phá xe hơi, rượu, thuốc, diêm trong kho.

Đến 13 giờ chiều, khoảng 1000 người dân bản địa kéo đến trụ sở Viện hành chính đưa đơn thỉnh nguyện lên Trưởng quan hành chính Trần Nghi thì bị lính gác nổ súng bắn chết một số người khiến đám đông bị kích động đến tột độ. Toàn thành phố Đài Bắc trở nên hỗn loạn, các trường học phải đóng cửa, nhân viên các công sở đều bỏ trốn. 

Binh lính tàn sát những người nổi dậy
Binh lính tàn sát những người nổi dậy

Sự việc nhanh chóng lan rộng, trở nên mất kiểm soát, người dân bản địa gặp người ngoại tỉnh là đánh, một số cửa hiệu bị đốt phá. Các cuộc biểu tình, tuần hành, thỉnh nguyện nhanh chóng phát triển thành xung đột vũ trang quy mô lớn. Một phong trào chống độc tài chuyên chế, đòi dân chủ, tự trị lan khắp Đài Bắc.

Khoảng 14h chiều, dân chúng tập trung tại Công viên Trung Sơn (Tân Công viên Đài Bắc ngày nay) mít tinh và xông vào chiếm Đài phát thanh Đài Loan để đưa tin về vụ việc, phê phán những khuyết điểm, yếu kém của chính quyền, kêu gọi người dân Đài Loan nổi dậy, đuổi cổ bọn quan tham ô lại. Từ ngày hôm sau, các cuộc nổi dậy lan khắp các huyện, thị của Đài Loan.

Vào lúc 15h, Trần Nghi ra lệnh cho Bộ tư lệnh Cảnh bị ra tuyên bố thực hiện lệnh giới nghiêm, đưa một lực lượng lớn quân cảnh tiến hành tuần tra trên khắp các đường phố Đài Bắc, gặp người nào mặc quần áo kiểu bản địa Đài Loan là bắn. Dân chúng lại kéo đến bao vây Cục chống buôn lậu, Tổng cục Đường sắt, Cục Giao thông. Xung đột nổ ra, nhiều người bắn chết, một số sinh viên đến hỏi tìm cách về nhà cũng bị sát hại.

Đến 17h chiều, Công ty Bách hóa Tân Đài lớn nhất Đài Bắc bị phá hủy, một số người thừa cơ cướp phá hàng hóa đã bị dân chúng bắt đánh; hơn chục xe bus, xe hơi tư nhân bị đốt; người “ngoại tỉnh” bị đánh khắp nơi.

Tại Bản Đĩnh, ga Đài Bắc, công viên Đài Bắc, Vinh Đĩnh, Vĩnh Lạc Đĩnh, Thái Bình Đĩnh, Vạn Hoa đều có nhiều người ngoại tỉnh bị đánh bằng côn, gậy gộc. Tổng số có ít nhất 15 người bị đánh chết, một số bị đánh đến tàn phế…/.

(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 95, ngày 13/3/2017)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.