Về nơi cuối sông

Những ngày đầu tháng 3, trở lại Nại Hiên Đông, tôi nhận thấy mỗi người dân nơi đây ánh lên nét rạng ngời. Tất cả đều cảm nhận sâu sắc những thay đổi của quê hương mình, càng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa lớn lao trong chủ trương phát triển kinh tế, xã hội và an dân của Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Những ngày đầu tháng 3, trở lại Nại Hiên Đông, tôi nhận thấy mỗi người dân nơi đây ánh lên nét rạng ngời. Tất cả đều cảm nhận sâu sắc những thay đổi của quê hương mình, càng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa lớn lao trong chủ trương phát triển kinh tế, xã hội và an dân của Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Chuyện xưa

Một góc khu đô thị mới ở phường Nại Hiên Đông.

Một góc khu đô thị mới ở phường Nại Hiên Đông. 

Vâng! Chuyện những căn nhà chồ trên sông Hàn đã trở thành cổ tích khi bây chừ nhắc lại phải là “ngày xưa”. Khi đó, người dân Nại Hiên Đông quen sống trên sông nước hơn là trên bờ. Năm 1990, anh Trần Thêm cùng vợ dành dụm chút tiền còm cõi mua cây dựng tạm một căn nhà chênh vênh trên sóng nước tại làng cá Nại Hiên Đông. Trong nhà chẳng có một thứ gì đáng giá ngoài những tấm ván ép đóng đinh vội vã làm vách ngăn, vài tấm tôn rách nát sắp chồng trên mấy cây gỗ tạm vớt vát được trong các đợt lũ làm mái che mưa, nắng. Nhìn căn nhà chật chội, ọp ẹp chưa đầy 10m2 phải “gánh” 4 người thấy mà lo cho tương lai của cả gia đình. Anh Thêm kể: “Lo nhất khi mình đi biển, thấy trời nổi gió lại lo ở nhà không biết vợ và hai con nhỏ có hề hấn chi không. Mỗi khi đài báo có bão dù gần hay xa, cả mấy mẹ con cũng đều di tản sang ở tạm những nhà người quen. Hết bão lại lục tục kéo nhau về”. Xung quanh nhà anh có hàng trăm ngôi nhà cũng được dựng tạm bợ như vậy, chen chúc, nhếch nhác, mất vệ sinh.

Chỗ ở đã vậy, còn điều kiện sinh hoạt lại càng khốn khó hơn. Ông Lê Quyến, 75 tuổi cho biết, ông và gia đình đã tá túc trên nhà chồ hơn 40 năm nay. Cuộc sống ở nhà chồ ven biển cực khổ ra sao, lo nắng sợ mưa như thế nào, ông cũng đều trải qua. Ông Quyến nói: “Tui là đàn ông, thế nào cũng chịu được, chứ mấy đứa con nít và phụ nữ ngày đêm chen chúc trên nhà chồ mà thấy thương. Mấy chú mà gặp cảnh con nít, đàn bà, người già nháo nhào chạy trú bão mới thấy thương hơn cho dân làng chài chúng tôi”. “Khi đó nước sạch chưa có, bà con phải mua từng thùng với giá đắt về dùng, nhưng phải tằn tiện. Còn tắm rửa thì xuống dòng nước này” - ông Lê Quyến chỉ tay về phía dòng nước đen ngòm chảy trước nhà. Nói xong, ông khề khà cười: “Tôi thấy thành phố vận động người dân lên bờ để sinh sống mà lòng tôi cứ khấp khởi mừng. Gia đình tôi và nhiều bà con khác chắc sẽ được đổi đời”.

Cổ tích ngày nay

Năm 2004, khi tốc độ đô thị hóa ở thành phố đang có sức lan tỏa cao, với quyết tâm thực hiện chủ trương an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng thành phố văn minh, làng chồ Nại Hiên Đông bước vào giai đoạn di dời với quy mô lớn. Ngày 15-12-2004 thực sự là ngày hội lên bờ sinh sống của 150 hộ cư dân làng chồ Nại Hiên Đông. Khó nói hết cảm xúc của người dân khi thời khắc lên bờ ngập tràn hạnh phúc. Nhân dân được thành phố xây dựng nhà liền kế để ở, chấm dứt vĩnh viễn cảnh sống bấp bênh trên sông nước. Cuộc sống tiện nghi hơn đã giúp bà con hình thành những thói quen mới về vệ sinh.
Được Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến mở cửa, giao chìa khóa và dẫn vào căn nhà mới toanh mang số 18, anh Nguyễn Chinh, 43 tuổi, cứ luấn quấn đôi chân, xúc động không nói nên lời. Cô bé Nguyễn Thị Oanh, con gái của anh nắm tay mẹ hết đi lên nhà trên rồi đi xuống bếp, miệng cười tươi với tất cả mọi người cho dù mới gặp lần đầu. Ở tuổi 13, bé Oanh không ngờ gia đình mình sớm có một căn nhà xây khang trang như vậy!

Đứng trong căn nhà mới nhận, anh Trần Thêm loay hoay không biết phải bắt đầu kê dọn đồ đạc từ đâu. Chưa bao giờ anh lại nghĩ gia đình mình có được căn nhà đẹp đẽ, vững chắc như thế này. Đến hôm nay trở lại thăm gia đình anh Thêm, chúng tôi thấy mọi tiện nghi sinh hoạt trong gia đình đã đầy đủ. Đời sống kinh tế của gia đình đã cải thiện và đặc biệt là họ rất hài lòng về nơi ở mới.

Ngày đó, ở nhà số 19 kế cận với anh Chinh, gia đình anh Lê Văn Bưởi và chị Đặng Thị Trà cũng đông vui không kém. Hàng xóm đến chúc mừng vợ chồng anh được sở hữu một căn nhà đúng nghĩa để ở. Nhờ có chuẩn bị từ trước nên lúc nhận chìa khóa vào nhà, anh Bưởi đã chuyển ngay bộ bàn ghế, cái tủ vào trước để lấy hên. Anh chị nhớ lại, trước đây hai vợ chồng và đứa con phải chui rúc trong một căn “nhà” rộng chưa tới... 3m2, cân nhắc mãi mới dám mua cái nôi về treo để con bé 2 tuổi có chỗ ngủ đàng hoàng, tránh muỗi. “Còn bây giờ, căn nhà rộng rãi thế này, chúng tôi tha hồ đặt giường, tủ, bàn ghế... mà không sợ hết chỗ để nằm”, anh Bưởi nói. “Chúng tôi chẳng biết nói gì hơn, xin ngàn lần cảm ơn các cấp chính quyền ở thành phố Đà Nẵng đã quan tâm đến làng cá nghèo của chúng tôi”, chị Đặng Thị Trà nghẹn ngào nói trong ngày về nhà mới khó quên này.

Ở bến sông xưa, cứ mỗi lần quay lại, người dân làng chài càng nhận ra rằng sự đồng thuận của họ đối với chủ trương chỉnh trang đô thị không uổng phí, khi mà mỗi ngày, dòng sông Hàn càng thêm xanh. Trong tháng 3 này, “Huyền thoại sông Hàn” với những bữa tiệc của ánh sáng pháo hoa thêm một lần nữa thắp sáng lớp lớp mái nhà an cư của cư dân làng chồ Nại Hiên Đông.

Theo UBND quận Sơn Trà cho biết, đã có trên 350 hộ gia đình nhà chồ sông Hàn đã lên bờ tái định cư. Cuộc sống của họ đã cơ bản ổn định. Một làng chồ tăm tối với bao cảnh sống nghèo đã chấm dứt vĩnh viễn. Đa số nhân dân trên địa bàn phường Nại Hiên Đông sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản dài ngày trên biển và thương mại dịch vụ. Nghề cá ở Nại Hiên Đông đang có bước tiến vượt bậc với sản lượng khai thác thủy sản hằng năm đạt 4.500 tấn, có 16 tàu công suất 90CV trở lên, 82 tàu công suất từ 40CV đến dưới 90CV. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng phát triển rõ rệt. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 

Bài và ảnh: TRIỆU TÙNG

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.