Suốt từ tối 15 đến chiều 16-11, nhiều bạn đọcvừa hoang mang vừa bực bội vì không đặt được vé tàu qua mạng. Thế nhưng đến cuối ngày 16-11, trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Sang - phó tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn - cho biết đã có hơn 30.000 chỗ được đặt trên mạng.
Hầu hết số vé này đi vào ngày cao điểm từ 22 đến 28 tháng chạp. Điều đó có nghĩa vé tàu tết đi vào các ngày cao điểm đã có người đặt trên mạng...
“Không có dữ liệu”
Ra ga để lấy hai vé tàu về Nam Định ngày 29-1-2011, bạn đọc Nguyễn Thị Dung (ngụ Q.10) cho biết: “Con gái tôi đã vào mạng từ 8g-12g30 mới đặt được hai vé để hai mẹ con về quê. Đặt trên mạng như thế này tiện hơn phải xếp hàng ngoài ga hoặc nhắn tin. Dù vậy, con gái tôi phải chọn vé về Ninh Bình chứ không còn vé về Nam Định. Hình thức này chỉ thích hợp với sinh viên, học sinh chứ nhiều người lớn tuổi như tôi không thể truy cập mạng như thế được”.
Hầu hết số vé này đi vào ngày cao điểm từ 22 đến 28 tháng chạp. Điều đó có nghĩa vé tàu tết đi vào các ngày cao điểm đã có người đặt trên mạng...
“Không có dữ liệu”
Ra ga để lấy hai vé tàu về Nam Định ngày 29-1-2011, bạn đọc Nguyễn Thị Dung (ngụ Q.10) cho biết: “Con gái tôi đã vào mạng từ 8g-12g30 mới đặt được hai vé để hai mẹ con về quê. Đặt trên mạng như thế này tiện hơn phải xếp hàng ngoài ga hoặc nhắn tin. Dù vậy, con gái tôi phải chọn vé về Ninh Bình chứ không còn vé về Nam Định. Hình thức này chỉ thích hợp với sinh viên, học sinh chứ nhiều người lớn tuổi như tôi không thể truy cập mạng như thế được”.
Hành khách mua vé tàu tết tại ga Sài Gòn sau khi đã có phiếu đặt chỗ mua vé thành công trên mạng chiều 15-11 - (Ảnh: Minh Đức) |
Cũng vậy, mặc dù đã đặt được 8/15 vé về Phủ Lý (Hà Nam) và đang ra ga Sài Gòn chờ lấy nhưng anh Xuân (ngụ Q.3) vẫn bức xúc cho rằng tại sao ngành đường sắt lại liên kết sử dụng máy chủ kém như vậy, tại sao không lường được nhu cầu người dân truy cập mà mở rộng dung lượng đường truyền để không bị nghẽn? Theo anh Xuân, sở dĩ anh phải đặt nhiều vé vì nhiều bà con, họ hàng làm công nhân không có thời gian hoặc không sử dụng thành thạo Internet để đặt vé. Anh Xuân đã đặt được vé giùm mấy người bà con của mình nhưng nhà anh bốn người vẫn chưa thể đặt được.
Trong khi đó, bạn đọc Trần Văn Cường (Q.Tân Phú) cho biết từ hôm qua đến nay anh liên tục lên mạng nhưng vẫn chưa thể đặt mua được vé đi Huế ngày 29-1-2011. Nếu như hôm qua không tài nào vào được trang web vetau.com.vn thì từ chiều 16-11 khi vào được trang web đặt chỗ, máy liên tục báo “không có dữ liệu”. Sau đó, cho dù anh Cường liên tục đổi các ngày đi, đổi mác tàu từ tàu SE rồi TN đến tàu SH nhưng máy vẫn báo “không có dữ liệu”.
Trong ngày, hàng chục hành khách cũng gặp trường hợp tương tự nên họ cho rằng mạng của ngành đường sắt đã sập mới có biểu hiện trên.
Cung không thể đủ cầu
Ông Đinh Văn Sang khẳng định không có chuyện trang web vetau.com.vn bị sập. Ông cho rằng sở dĩ hành khách đặt vé hiện lên chữ “không có dữ liệu” là do tàu và ngày đi mà khách chọn đã bị đặt hết chỗ. Trả lời câu hỏi của chúng tôi tại sao dòng chữ này xuất hiện suốt từ sáng đến chiều, ông Sang thừa nhận buổi sáng 16-11, nhiều người đặt chỗ không được là do số lượng hành khách đến xác nhận chỗ và mua vé quá đông, ngành đường sắt phải hạn chế đường truyền, hạn chế người truy cập để thao tác giải quyết cho hành khách. Một lần nữa ông Sang cho rằng số chỗ đưa lên mạng đã được hành khách đặt hết nên mới có dòng chữ “không có dữ liệu”.
Theo ông Sang, hiện nay trên mạng vetau.com.vn chỉ còn khoảng 30.000 vé đi vào các ngày không cao điểm (từ 14 đến 21 tháng chạp). Như vậy, tổng số vé tung lên mạng chỉ có 60.000 vé chứ không phải 80.000 vé như ông Sang đã thông tin cho báo chí trước đó. Ông Sang “thòng” một câu rằng nhiều chỗ hành khách đặt ảo và có thể trả lại trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày (vì không trả tiền vé hoặc đổi thời điểm đi). Có thời điểm trên trang web tổng số chỗ đã đặt là 24.000 nhưng chỉ một giờ sau đó đã có 1.000 chỗ được trả lại. Đem bức xúc của bạn đọc về việc tại sao ngành đường sắt không nâng cao dung lượng đường truyền để cùng lúc có thể tiếp nhận được nhiều người hơn vào chọn chỗ, ông Sang cho rằng hàng ngàn người vẫn sẽ chọn một chỗ và máy tính cũng sẽ không biết chọn người nào để giao dịch. Hiện với dung lượng đường truyền này, đã có 30-40 người cùng chọn một chỗ nên người nào sử dụng đường truyền tốt mới được chỗ. Còn phương án bán vé nào khác để tránh tình trạng may rủi trên mạng này? Ông Sang cho rằng không thể có vì hành khách quá đông, không thể xếp hàng ở ga thì phải chọn lựa xếp hàng qua mạng. Ông Sang cho biết do số lượng vé tàu ít hơn so với số lượng người cần về quê ăn tết nên không thể tránh tình trạng phải xếp hàng, dù dưới hình thức nào.
Ông Đinh Văn Sang (phó tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn): “Cò” vé và vé chợ đen không thể tồn tại Ông Sang cho biết hiện nay ga Sài Gòn và các ga khác không có vé để bán. Ngành đường sắt chỉ giải quyết vé bán tập thể (20% tổng số vé), còn toàn bộ đưa lên mạng nên không có chuyện nhân viên có vé để tuồn ra ngoài chợ đen. Việc bán vé trên mạng không lựa được đối tượng và mục đích của người mua. Tuy nhiên theo quy định của ngành đường sắt, trong quy trình bán vé, chỉ có hai dạng người được đến ga hoặc đại lý lấy vé là người đặt vé trên mạng và người trực tiếp đi tàu. Những người này khi đến lấy vé phải xuất trình chứng minh nhân dân đúng trên phiếu đặt chỗ và phải ký xác nhận vào đó. Người thứ ba phải có giấy ủy quyền do pháp luật quy định. “Cò” sẽ không thể lấy vé và phiếu. Như mọi năm, hành khách đi tàu không có chứng minh nhân dân thì vé sẽ không có giá trị. “Cò” vé sẽ không thể có vé và muốn có vé “cò” cũng sẽ vào mạng để đặt vé như hành khách bình thường. Nếu hành khách mua phiếu đặt chỗ từ “cò” sẽ tiền mất tật mang vì phiếu này nhiều khi bị “cò” tự in và tẩy xóa. Đối với những phiếu này thì không thể nhận được vé từ ga Sài Gòn. Theo thống kê của ga Sài Gòn, đến 16g ngày 16-11 đã có 31.637 chỗ đặt qua mạng được hành khách đến trả tiền và lấy vé, trong đó có 24.407 vé đi và 7.230 vé về. Hiện đã có 28.415 vé thanh toán tiền tại ga và các đại lý, 3.222 vé được người mua thanh toán qua ngân hàng. Ga Sài Gòn cũng lưu ý hành khách phiếu đặt chỗ thanh toán tiền được kéo dài lên năm ngày kể từ ngày đặt chỗ thành công (trước đây chỉ ba ngày). |
Vé chợ đen “bao nhiêu cũng có...”
Dù Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn khẳng định: “cò” vé và vé chợ đen không thể tồn tại," nhưng tại ga Sài Gòn hoạt động bán vé chợ đen vẫn nhộn nhịp với những lời mời của “cò”: “Mua bao nhiêu cũng có, mua ngày nào cũng còn”. Chiều 16-11, trước cổng ga và hai bên hông nhà ga Sài Gòn có hàng chục tay “cò” vé mời chào mua vé tàu Tết Tân Mão 2011. Thấy tôi bảo cần mua vé cho anh em trong công ty, một tay “cò” tên Th. đưa ra một xấp giấy ghi đầy đủ, cụ thể bảng giá vé tàu, giờ tàu chạy. Tôi nói cần mua bảy vé đi Hà Nội vào ngày 28 tết (âm lịch) và hai vé về ga Vinh vào 27 tết thì Th. nói chắc nịch: “Chuyện nhỏ. Cứ đặt cọc tiền và để lại bản sao CMND, giờ đặt thì muộn nhất cuối tháng 11 sẽ giao vé. Còn có vé sớm ngày nào tôi sẽ báo cho anh ngày đó”. Muốn mua vé chợ đen chỉ cần photo CMND của người đi tàu, ngoài giá gốc nhà ga niêm yết “cò” sẽ thu thêm “tiền phí” 200.000 đồng/vé (tiền này được tính vào tiền đặt cọc). Sau khi đặt cọc, “cò” vé sẽ làm một tờ giấy tay trong đó có ghi tên, số điện thoại, số CMND của cả hai bên rồi ký tên hẹn ngày giao vé. Để tạo lòng tin, “cò” Th. đưa bản photo CMND của anh ta cho chúng tôi giữ rồi nói: “Vợ chồng tôi đã sống bằng nghề vé chợ đen hơn chục năm nay ở đây rồi. Đảm bảo không chơi vé giả. Nhà ga họ đưa ra các cách thức bán vé bằng tin nhắn hay qua mạng chỉ là hình thức thôi. Đối với chúng tôi, chỉ cần một CMND thì cũng có thể mua được vài vé tàu để bán chợ đen rồi”. Các “cò” cho biết có ba cách để mua vé tàu về tết. Thứ nhất là đưa CMND và tiền cọc 200.000 đồng/vé, thứ hai là đưa giờ, ngày tàu đi để đặt vé vào buồng của nhân viên (giá tiền “cò” cho loại vé này là 100.000 đồng), cách thứ ba dành cho những người không có CMND thì “cò” sẽ đặt vé bằng CMND khác rồi “bảo kê” chuyện lên xuống tàu. Trong số người buộc phải đặt mua vé tàu chợ đen, chúng tôi nhớ nhất trường hợp chị Nguyễn Thị Hà (công nhân Khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương). Chị Hà đi mua vé cho mình và hai người bạn cùng phòng để về quê vào ngày 28 tết, đến ga Vinh (Nghệ An) nhưng: “Hôm qua đến giờ tôi và bạn lên mạng đặt vé nhưng không được, trưa nay tôi đến thẳng nhà ga thì nhân viên bảo chỉ bán vé qua mạng nên tôi đành ra đây mua. Mua ngoài này chịu đắt một tí nhưng chắc ăn hơn, chứ như năm ngoái tụi tôi nhắn tin đặt vé vừa mất tiền lại không có vé để về tết”.
Đình Dân
|
Theo Ngọc Hậu
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ