"Vàng tặc" băm nát" di tích, chính quyền bất lực? (kỳ 2)

Sau Tết, phu vàng lại dạt về thôn Bồng Miêu của xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam để khoét núi, phá hoại di tích danh thắng tìm vàng. Nguy hiểm hơn, tình trạng mua bán, sử dụng chất độc xyanua để lọc quặng diễn ra công khai trong khu dân cư và "vàng tặc" sẵn sàng đe dọa, chống trả lại cán bộ địa phương...

[links()] Sau Tết, phu vàng lại dạt về thôn Bồng Miêu của xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam để khoét núi, phá hoại di tích danh thắng tìm vàng. Nguy hiểm hơn, tình trạng mua bán, sử dụng chất độc xyanua để lọc quặng diễn ra công khai trong khu dân cư và "vàng tặc" sẵn sàng đe dọa, chống trả lại cán bộ địa phương...

Lực lượng công an tỉnh kiểm tra, đập phá lán trại trái phép.
Lực lượng công an tỉnh kiểm tra, phá lán trại trái phép.

Từ đồi AD1 của Bồng Miêu, chúng tôi leo núi hơn một giờ mới lọt vào “đại bản doanh” khai thác vàng trái phép ở Thác Trắng – Hầm Hô. Đây là di tích danh thắng cấp tỉnh. Hàng chục lán trại dựng chơ vơ giữa rừng. Trước tết, lực lượng chức năng truy quét gắt gao, đập phá nhiều máy nổ, lán trại, nhưng bây giờ tình trạng khai thác trái phép vẫn tái diễn rầm rộ.

Lợi dụng các khu vực Thác Trắng, bãi AD1, AD2, ngách Chụm, AM… đã được người Pháp khai thác trước đây, phu vàng có thể biến thành nơi ẩn nấu tạm nếu lực lượng chức năng đột kích, hoặc tổ chức đánh phá lấy quặng vàng. Chính vì các đường hầm lợi hại này mà lãnh đạo tỉnh từng ra “tối hậu thư” dùng mìn đánh sập miệng hầm, song kết quả không như mong đợi. 

Tại hiện trường, có hàng trăm hầm, ngóc ngách chạy ngoằn ngèo trong lòng núi. Anh Trương Công Thái chuyên chở hàng hóa vào phục vụ cho các bãi vàng ở Bồng Miêu cho biết: “Mỗi ngày có ít nhất 200 người vào đây xẻ núi lấy quặng. Phu vàng là người địa phương: Tiên Phước, Trà My, Tam Kỳ và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa. Thác Trắng - Hầm Hô rộng hàng trăm héc ta, nhưng các bãi đều có chủ”.

Quy mô khai thác vàng ở núi Kẽm, Thác Trắng – Hầm Hô chẳng khác gì một nhà máy công nghiệp được nhà nước cấp phép. Vị trí các hầm, hố sát nhau. 

Phu vàng giải thích rằng, các "ông chủ" đã tự thỏa thuận êm thấm với nhau. Phần còn lại là lo đối phó với lực lượng truy quét. Dưới bãi vàng, công nhân hì hục đưa quặng lên, trên mặt đất tiếng động cơ rầm rập, náo động cả núi rừng. Các đập chứa nước thải được đào tạm bợ, nước xả thẳng ra suối. Hệ thống ống dây dẫn nước, cối xây đá, máy phát điện… nằm ngổn ngang.

Một điểm tuyển vàng trái phép ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh.
Một điểm tuyển vàng trái phép ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh.

Cánh rừng nguyên sinh trong khu vực núi Kẽm, Thác Trắng – Hầm Hố đã bị tàn phá nặng. Các đường hầm chạy dọc ngang trong lòng núi tăm tối, nguy cơ sạt lở rất cao. Trước đây, ở sát khu vực này, do nền đất yếu đã sạt lở vùi lấp 7 phu vàng xấu số. Hồ nước Thác Trắng giờ là “túi đựng” quặng thải, nồng nặc mùi hóa chất. Vẻ đẹp của di tích danh thắng đang bị biến dạng từng ngày.

Trước “điểm nóng” Bồng Miêu, năm 2011, hơn 70 chiến sĩ cảnh sát cơ động của tỉnh đã được tăng cường vào chốt giữ, bảo vệ nhà máy, đẩy đuổi phu vàng ra khỏi rừng. Thế nhưng, sau gần hai năm khi lực lượng này rút về, hàng trăm đối tượng lại lén lút vào rừng. 

Theo lãnh đạo Công ty TNHH Vàng Bồng Miêu, diện tích rộng hơn 360 ha do công ty thăm dò, khai thác cũng đã bị “vàng tặc” xấm lấn trong thời gian qua. Lực lượng bảo vệ chỉ đủ canh gác khu vực nhà máy hoạt động, chứ không thể chống cự nổi với phu vàng liều mạng.

Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh Bùi Quang Minh cho biết, có hơn 20 km đường hầm được “vàng tặc” khoét xuyên núi để lấy quặng. Mỗi ngày có hàng trăm lao động làm việc cho các bãi vàng trái phép, nhất là khu vực Thác Trắng – Hầm Hô là di tích danh thắng cấp tỉnh. Lực lượng chức năng, phối hợp với địa phương truy quét liên tục, nhưng đâu lại hoàn đấy. 

“Nguy hiểm nhất là tình trạng xử lý bằng hóa chất trong khâu lọc quặng ở khu dân cư đang đe dọa sức khỏe người dân. Cái khó cho chính quyền là bộ phận người dân sống dựa vào nghề khai thác vàng, sẵn sàng đe dọa, chống trả lại cán bộ địa phương”, ông Minh cho biết. 

Cũng theo ông Minh, năm 2011, đối tượng Trương Thanh Hảo đã dùng dao hăm dọa trước mặt ông khi chính quyền tổ chức phá máy nổ trong bãi vàng. Còn Nguyễn Thị Sáu đem thuốc trừ sâu đến trụ sở UBND xã hù dọa. 

“Trước tết năm nay, đối tượng Trương Ngọc Hải còn đem vợ con đến nhà tôi đòi uống nước thòn (chất độc xyanua) tự tử vì xã đã tịch thu máy nổ khai thác của đối tượng”, ông Minh bức xúc nói.

Thiên Thanh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.