“Văn bia Tiên Lãng Hải Phòng”- công trình khoa học tầm vóc

Ngày 30-12-2009, Huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng  tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Văn bia Tiên Lãng- Hải Phòng” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành). Ấn phẩm gây bất ngờ trong giới nghiên cứu, sưu  tầm  không chỉ vì lần đầu cấp huyện có Tiên Lãng làm sách về văn bia, mà còn vì sự đồ sộ của công trình. Theo ý kiến của một số chuyên viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, “Văn bia Tiên Lãng- Hải Phòng” có thể xem như một công trình khoa học, công phu, có giá trị tương tác tầm quốc gia.

Hai cái khó của việc làm sách “Văn bia Tiên Lãng- Hải Phòng” là ở khâu khảo cứu, sưu tầm và biên dịch, vì các văn bia nằm rải rác trên địa bàn 22 xã, thị trấn của huyện và cách đây chừng 4- 5 thế kỷ. Không kể số bia đã mất, nhiều bản chữ khắc trên đá những bia hiện có đã phai mờ. Thêm nữa, các tư liệu, danh mục về văn bia Tiên Lãng phải dựa vào Viện Viễn Đông bác cổ Pháp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Do vậy, Ban Biên soạn cần có sự cộng tác của nhiều cá nhân, đơn vị chuyên ngành, đặc biệt là tìm hiểu rất kỹ về diên cách của Tiên Lãng trong lịch sử làm cơ sở cho việc biên dịch, chuyển đổi địa danh cũ khắc trong bia ra địa danh mới của Tiên Lãng hiện nay. Văn bia Tiên Lãng có những nét độc đáo riêng. Đó là số lượng nhiều mà cũng rất phong phú về niên đại, nội dung. Có tới 8 trong số 23 bia đời Mạc của Hải Phòng, 192 bia đời Lê ( hiện tượng ít thấy so với các nơi kể cả kinh đô Hà Nội). Bia có niên đại sớm nhất ( 1491) dựng ở chùa Đốt Sơn ( còn gọi chùa Đót) nay thuộc xã Cấp Tiến. Bia có niên đại muộn nhất là Hậu thần bi ký ( niên hiệu Bảo Đại 12- 1937) ở đình Rỗ, xã Tiên Tiến.

      Về nội dung, các văn bia được đánh giá là “pho sử bằng đá” quả chẳng sai bởi lưu giữ rất nhiều sự kiện phản ánh lịch sử về mảnh đất, con người Tiên Lãng trong suốt tiến trình hình thành và phát triển, từ khi còn trong địa bàn huyện Câu Lậu đời Hán, lộ Hồng Châu thời Lý Trần, huyện Bình Hà, châu Nam Sách  thời Minh, lộ Nam Sách thời Lê Diên Ninh, huyện Tiên Lãng đời Thái Thành đến Tiên Lãng từ Hải Dương nhập vào Hải Phòng theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 20-4-1893, Tiên Lãng thuộc tỉnh Kiến An năm 1898 và Tiên Lãng-một huyện của thành phố Hải Phòng hôm nay.

      Ở lĩnh vực di sản văn hóa vật thể, nhiều văn bia cho thấy Tiên Lãng có những  di tích lâu đời như chùa Đốt Sơn. Đây là ngôi chùa có từ đời Lương (505-543) trải qua các đời Lý, Trần với sự kế thừa về người trụ trì cũng như  những việc hưng công sửa sang, mở rộng quy mô chùa. Rồi đến Ngũ linh từ -5 ngôi đền thiêng là đền Gắm, đền Bì, Hà Đới, Đề Xuyên, Kình Sơn. Ngoài ra, còn nhiều đình, chùa khác có giá trị văn hóa, lịch sử cấp quốc gia. Văn bia Từ Chỉ lại cho thấy sự học và truyền thống hiếu học của Tiên Lãng. Còn về hệ thống chợ thời Tiên Lãng “trên bến dưới thuyền” của Đàng Ngoài thì bia “Nhất hưng công Đàm thị quán cổ tích bi ký” ghi rõ việc các Hội chủ công hưng sửa sang và xây thêm 3 gian 2 trái tại quán chợ Đầm (xã Phác Xuyên, nay thuộc Bạch Đằng). Nhiều văn bia khác phản ánh rõ nét đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tiên Lãng xưa. Điều đáng nói, tất cả những điều  khắc trên bia đá xưa đều được dịch nghĩa phù hợp với ngôn ngữ hôm nay mà vẫn sáng rõ khí chất văn chương vừa uy nghiêm, vừa biền ngẫu của các bậc tiền nhân  trong thể loại  văn bia. Ví dụ: Bia ghi trùng tu chùa Hiển Ứng (Trùng tu Hiển Ứng tự bi ký) có đoạn: “Vào giờ tốt ngày 22 tháng 2 năm Canh Tý, bắt đầu thuê thợ khởi công tu tác cây hương và tiền đường. Đến ngày lành lợp ngói xây gạch bốn phía chung quanh. Việc xây cất chẳng  mấy chốc hoàn thành, chế độ mới hẳn, quy mô hơn xưa (…) Công đức cùng đến ấy, từ cổ chí kim chưa từng có vậy. Như thế thì lòng người mừng vui mà càng tin vào mệnh trời lưu trong đạo Phật… Rằng phú quý, rằng khang ninh được truyền, rằng nhà tích thiện ắt có thừa phúc. Phúc lưu truyền cho con cháu tiếp nối là thịnh lắm thay! Năm năm tăng thêm phú quý, ngày ngày càng được vinh hoa”. Và bài ký. Minh rằng “ Tên xóm Mỹ Khê/ Tên chùa Hiển Ứng/ Chung đúc khí thiêng/ Sách trời tạo dựng/ Cảnh vật sáng ngời/ Thế hình lấp lánh/ Sinh ra võ văn…”  

       Với mục đích “để mỗi người dân Tiên Lãng đều biết về di sản văn hóa do tổ tiên cha ông mình để lại ngay tại quê hương nơi chôn nhau cắt rốn”, các nhà biên soạn đã tìm, chọn lựa phương pháp biên soạn tối ưu và khoa học như không tuyển dịch mà dịch và lược thuật toàn bộ 234 văn bia hiện có. Mỗi văn bản dịch lại theo trình tự từ nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và chú thích, đồng thời chuyển đổi theo địa danh hiện tại đối với các địa danh ghi trong văn bản do Viện Viễn Đông bác cổ hồi trước Cách mạng Tháng Tám khi in rập văn bia thành thác bản. Các văn bia được xếp theo thứ tự niên đại để dễ tìm.

       Sở hữu gần 250 văn bia là sở hữu một khối lượng di sản văn hóa không nhỏ mà không phải địa phương nào cũng “thu về một mối” qua gần 1000 trang sách như huyện Tiên Lãng đã làm. Rõ ràng “Văn bia Tiên Lãng- Hải Phòng” là sản phẩm của tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo tồn lịch sử văn hóa trong Đảng bộ, chính quyền địa phương. Đây cũng là công trình khoa học có giá trị nhiều mặt trong công cuộc đổi mới hôm nay./.

 

                                                                                                              Ngọc Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.