Vạch mặt chiêu trò giả danh công an gọi điện lừa đảo hàng tỷ đồng

Cần cảnh giác với tội phạm giả danh công an lừa đảo qua điện thoại.
Cần cảnh giác với tội phạm giả danh công an lừa đảo qua điện thoại.
(PLO) -Thời gian gần đây, tái xuất hiện việc các đối tượng gọi điện thoại tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, thông báo tới người dân rằng họ có liên quan đến đường dây mua bán ma túy lớn, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra. Tin lời, không ít người dân “nhẹ dạ”, thiếu hiểu biết đã mắc bẫy lừa đảo tinh vi này. 

Qua báo PLVN, cơ quan chức năng cảnh báo người dân đề cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào người lạ gọi điện thoại hù dọa, đặc biệt khi các đối tượng đề nghị chuyển tiền. Việc triệu tập người dân lấy lời khai, thu giữ tang vật, chứng cứ... luôn tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật. Tuyệt đối, không có việc cán bộ điều tra gọi điện thoại yêu cầu chuyển tiền. 

Nhận ra thì đã muộn

Như đã đề cập trong số báo trước, Cơ quan CSĐT Công an quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ điều tra làm rõ vụ bà Nguyễn Thị O (57 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng) bị đối tượng lạ mặt gọi điện xưng là công an lừa đảo số tiền 2 tỉ đồng.

Theo lời bà O, sáng 9/5/2017, khi đang ở nhà một mình, bà nhận được điện thoại của một nam giới tự giới thiệu là cán bộ điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh. Người này nói số thuê bao điện thoại của bà O có liên quan tới đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia. Để chứng minh vô tội, bà O phải chuyển 2 tỉ đồng cho cơ quan điều tra. Sau khi được chứng minh không liên quan đến đường dây ma túy, bà sẽ được trả lại số tiền trên.

Sau cuộc điện thoại, quá hoang mang, lo sợ nên bà O nhanh chóng mang 2 cuốn sổ tiết kiệm tổng trị giá 2 tỉ đồng ra ngân hàng rút rồi chuyển ngay vào tài khoản do đối tượng cung cấp. Sau khi chuyển tiền, bà O mới bình tĩnh trở lại, nhận thấy có điều không ổn và gọi điện đến công an phường sở tại xin tư vấn. Đến lúc này, bà O mới ngã ngửa khi biết mình đã rơi vào bẫy lừa đảo.

Tương tự trường hợp trên, trước đó, ông Huỳnh Văn Chiên (60 tuổi), ngụ ấp Tiên Tây Vàm, xã Tiên Thủy, Châu Thành, Bến Tre cũng bị những kẻ giả danh Công an, cán bộ viện kiểm sát lừa đảo chiếm đoạt trên 1,6 tỉ đồng.

Theo đó, sáng 5/4, có một phụ nữ nói giọng miền Bắc gọi từ số máy 03554257118 vào điện thoại bàn của nhà ông, hỏi: “Số máy điện thoại bàn này ai đứng tên đăng ký? Có phải ông đang sử dụng hai thẻ ATM… đúng không?”. Rồi người phụ nữ chuyển máy cho một người đàn ông và người này tự xưng là Hoàng Công Định, Thiếu tá Công an TP.Hà Nội.

Qua điện thoại, người tự xưng là Hoàng Công Định thông tin là tài khoản của ông Chiên dính dáng đến một đường dây ma túy lớn và đọc số chứng minh nhân dân (CMND) của ông. Sau đó yêu cầu ông chuyển số tiền ông đang gửi ở Chi nhánh Ngân hàng VietinBank huyện Châu Thành (Bến Tre) vào tài khoản số 020048497668 và số CMND 070707920 mang tên Hoàng Công Định tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Hà Nội.  

Sau khi ông Chiên đến Chi nhánh Ngân hàng VietinBank chuyển hết số tiền hơn 609 triệu đồng vào tài khoản của tên Định, thì khoảng 13h cùng ngày, thêm một người đàn ông khác  từ số máy +8209839201650 gọi vào điện thoại di động của ông Chiên, xưng là cán bộ Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, thông tin đã nhận hồ sơ liên quan đến ông Chiên từ phía Công an TP Hà Nội vừa chuyển qua.

Đồng thời, người này đề nghị ông Chiên phải chuyển hết số tiền trong tài khoản của ông Chiên tại Chi nhánh Ngân hàng Agribank vào số tài khoản 1508.2052.36947 (Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tam Chính, Hà Nội) của Tùng cũng với lý do “phối hợp để điều tra tội phạm”.... Tin lời, ông lại đến Chi nhánh Ngân hàng Agribank huyện Châu Thành, Bến Tre để chuyển tiền cho tên Tùng.

Đến ngày 7/4, sau khi nhận được tiền, các đối tượng trên đã “lặn mất tăm”. Lúc này, ông Chiên mới biết mình bị kẻ gian lừa đảo, vội tức tốc thông báo với các chi nhánh ngân hàng nhờ chặn tài khoản lại thì biết được bọn chúng đã rút hết số tiền mà ông tích cóp, dành dụm được từ năm 1980 đến nay.

Băng nhóm lừa đảo qua điện thoại bị bắt giữ
Băng nhóm lừa đảo qua điện thoại bị bắt giữ

Kịch bản hoàn hảo 

Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), thủ đoạn của các đối tượng mạo danh lực lượng chức năng rất tinh vi khi dùng Internet thông qua phương thức VOIP (Voice over Internet Protocol - là phương thức truyền thông sử dụng giao thức TCP/IP dựa trên cơ sở kết nối Internet) để gọi điện nhằm tránh sự truy xét của cơ quan điều tra.

Nếu bị hại ở miền Bắc thì chúng mạo danh là cán bộ các cơ quan pháp luật ở trong Nam và ngược lại. Mục đích để gây khó khăn cho việc xác minh.

Để khiến bị hại thực sự lo lắng, các đối tượng đọc đúng mọi thông tin cá nhân và bảo bị hại cứ việc xác minh số máy gọi đến qua tổng đài 1080. Các nạn nhân kiểm tra thì tổng đài xác thực đó đúng là số máy của cơ quan nội chính. Kỳ thực, chúng đã sử dụng phần mềm giả lập số điện thoại giống hệt số máy của các cơ quan chức năng.

Cơ quan công an lưu ý, người dân cần biết là tất cả số điện thoại giả lập theo số máy của cơ quan chức năng đều có thêm dấu (+) trước dãy số, vì chúng được thực hiện qua internet. Nếu chỉ kiểm tra số máy gọi đến qua tổng đài 1080 sẽ không phát hiện được sự giả mạo này.

Thượng tá Ngô Minh An, Phó trưởng Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - Công an Hà Nội) cho biết, nhóm tội phạm dạng này thường hoạt động có tổ chức, quy mô lớn, có tính chất quốc tế và thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động, đặt hệ thống tổng đài ở nướcngoài.

Theo cơ quan điều tra, kịch bản mà nhóm tội phạm dạng này thực hiện phải do một đối tượng “lão luyện” về tâm lý tội phạm dàn dựng. Từ cách tiếp cận nạn nhân, dẫn dắt, cuốn hút vào “mê hồn trận”, rồi tăng dần cường độ tác động tâm lý khiến họ rơi vào tình trạng sợ hãi, hoảng loạn, không còn tỉnh táo, chỉ biết làm theo những gì chúng yêu cầu. Thậm chí, niều bị hại sau khi gửi sạch tiền trong tài khoản cho chúng rồi vẫn còn nghĩ rằng mình đang hợp tác với… cơ quan điều tra.

Cụ thể, theo Thượng tá Ngô Minh An: Các đối tượng thường gọi điện qua Internet tới các thuê bao của bị hại trong nước, thông báo nạn nhân đang nợ cước điện thoại, hoặc số tài khoản ngân hàng của người này đang bị kẻ xấu chiếm đoạt dùng vào mục đích xấu như: rửa tiền, buôn bán ma tuý... Tiếp theo, sau khi con mồi cắn câu, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản khác, sau đó chiếm đoạt số tiền này.

Một vụ điển hình Phòng PC50 từng tiếp nhận là trường hợp của nạn nhân Q.T.T.T (hộ khẩu thường trú tại quận Hà Đông, Hà Nội). Theo đơn trình báo, chị T được một đối tượng gọi điện vào số máy bàn nhà riêng, thông báo việc chị đang nợ 8 triệu đồng tiền cước điện thoại. Đối tượng yêu cầu chị T ấn tiếp phím 0 để gặp cán bộ cơ quan công an để giải quyết.

Ở đầu dây bên kia, một đối tượng khác tự xưng là công an tỉnh Tây Ninh thông báo: Gần đây diễn ra tình trạng đối tượng xấu trộm cắp thông tin cá nhân vào mục đích xấu, đồng thời bịa ra câu chuyện số tài khoản ngân hàng của chị T đã bị đánh cắp, và hiện tại chị đang có trong danh sách liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn bán ma túy.

Trước câu chuyện quá kín kẽ của vị cán bộ công an “từ trên trời rơi xuống”, người phụ nữ cả tin răm rắp làm theo hướng dẫn, ngay lập tức tới ngân hàng rút số tiền 400 triệu đồng và gửi vào một tài khoản do đối tượng cung cấp phục vụ việc “xác minh nguồn gốc”. Nhiều ngày sau không thấy tiền được chuyển trả, nạn nhân mới vỡ lẽ bị lừa và tới cơ quan công an trình báo.

Trrường hợp khác, bà L.T.P (SN 1952, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) đột nhiên nhận được một cú điện thoại từ một đối tượng tự xưng là cán bộ công an. Sau khi hỏi về số CMND của bà P, đối tượng này thông báo cho bà biết hiện thuê bao điện thoại của bà đang nợ tiền cước viễn thông lên tới nhiều triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, số CMND mang tên bà còn liên quan đến một vụ việc tiêu cực lớn, với số tiền lên tới 16 tỉ đồng. Đối tượng còn tra hỏi bà hiện có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng, bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm…

Sau khi nhận được cú điện thoại này, bà P vô cùng hoảng sợ và ra sức thanh minh rằng mình không hề liên quan gì đến những vụ việc tiêu cực kia. Đối tượng đã chuyển điện thoại cho một thanh niên khác xưng là “Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra” để cho bà P tiếp tục trình bày.

Các đối tượng tiếp tục khẳng định bà P hiện có liên quan đến một đường dây hối lộ lớn. Và để chứng minh rằng không có liên quan thì bà P phải chuyển hết số tiền tiết kiệm của bà là 2 tỉ 350 triệu đồng vào tài khoản cho “cơ quan công an” để xác minh. Sau khi đã làm rõ, “cơ quan công an” sẽ hoàn trả lại đầy đủ cho bà, không thiếu một xu.

Phiếu chuyển 1 tỉ đồng của ông Chiên vào tài khoản Ngân hàng Agribank mang tên Trần Thanh Tùng. Ảnh T.PHÚC
Phiếu chuyển 1 tỉ đồng của ông Chiên vào tài khoản Ngân hàng Agribank mang tên Trần Thanh Tùng. Ảnh T.PHÚC

Những “bí kíp” phòng thân

“Để vô hiệu hóa trò lừa đảo nói trên không mấy khó khăn. Vấn đề chỉ là ý thức cảnh giác của người dân chưa cao, còn quá nhẹ dạ cả tin. Bên cạnh đó, xảy ra các vụ việc trên có phần thiếu trách nhiệm từ việc tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cho người dân còn hạn chế, dẫn đến nhiều người vẫn mắc bẫy tội phạm”, Thượng tá  An nói.

Ông khuyến cáo:

Thứ nhất: khi có người tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án… gọi điện đến hỏi việc thì người dân cần hết sức cảnh giác. Cơ quan công an không bao giờ trao đổi thông tin vụ án qua điện thoại. Cần dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại và yêu cầu họ gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ (ghi rõ họ tên, chức vụ cán bộ làm việc, ngày giờ, địa chỉ cơ quan làm việc).

Thứ hai: Người dân tuyệt đối không cung cấp số điện thoại riêng, số tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin về nhân thân cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Cơ quan pháp luật không bao giờ thu thập những thông tin đó qua điện thoại.

Thứ ba: Nếu ai đó yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân thì phải hiểu ngay đó là kẻ lừa đảo, vì cơ quan công an không có tài khoản mang tên cá nhân, cũng không bao giờ yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh mình vô tội. Mặt khác, cơ quan chức năng khi cần tạm giữ tài sản, tiền phải có quyết định hoặc lập biên bản. Do đó, tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản theo đề nghị của đối tượng.

Thứ năm: Để phòng tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân, người dân cần lưu ý không mua, bán, cho mượn giấy CMND, tài khoản cá nhân, các loại thẻ tín dụng… Trong trường hợp chuyển tiền cho tài khoản người khác nghi hoạt động lừa đảo thì người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để kịp thời ngăn chặn.

Cũng theo lãnh đạo Phòng PC50, căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền, khi phát hiện những tài khoản tiền được chuyển vào hoặc rút với số lượng lớn, có biểu hiện đáng nghi ngờ thì nhân viên ngân hàng cần phải có động tác trì hoãn hoặc phong tỏa rồi thông báo cơ quan chức năng phối hợp giải quyết, tránh gây thiệt hại về kinh tế cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.