'Vạch bộ mặt thật' của lang băm tuyên bố chữa ung thư bằng thuốc Nam.

TS.BS Phạm Thị Việt Hương mong người dân hãy tin tưởng vào các phương pháp điều trị được khoa học thừa nhận.
TS.BS Phạm Thị Việt Hương mong người dân hãy tin tưởng vào các phương pháp điều trị được khoa học thừa nhận.
(PLO) - TS.BS Phạm Thị Việt Hương - Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K Trung ương bức xúc: "Nghĩ mà căm cái bọn lang băm, truyền bá tràn lan kiểu chữa bệnh truyền miệng, phản khoa học mà cứ như chém đinh chặt sắt. Hôm nọ đọc thấy có kẻ xui mẹ của một em bé vài tháng tuổi thải độc sỏi gan bằng dầu dừa mà thấy căm hận...."

Đây là căn bệnh nhạy cảm với hóa trị, nếu truyền hóa chất vào là u có thể tan được. Tuy nhiên, thay vì ở lại bệnh viện điều trị như lời bác sĩ hướng dẫn thì người nhà lại đưa bệnh nhi về chữa thuốc nam khiến cháu không còn cơ hội được cứu sống, lúc này người nhà mới hối hận thì đã muộn. 

Dòng chia sẻ nghẹn ngào của một nữ bác sĩ

Với nhiều bệnh nhi ung thư điều trị tại BV K chắc hẳn không thể nào quên được hình ảnh của BS Việt Hương, người nữ bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân, cũng là người bác sĩ đã nhiều lần ra tận cổng BV khuyên người nhà đưa bệnh nhi quay trở lại tiếp tục điều trị khi họ bế trộm con về vì thấy tiên lượng xấu, làm mất đi cơ hội sống của con.

Lần này cũng vậy, một người đồng nghiệp cùng viện đã nhờ BS Việt Hương gọi điện sang BV Nhi Trung ương nhờ giúp cho một đứa cháu người quen bị u nguyên bào thần kinh quê ở gần Hà Nội, khối u lúc đó 8cm. Tuy nhiên, đây là bệnh nhạy cảm với hóa trị nên nếu truyền hóa chất vào là u có thể tan được.

Trước hoàn cảnh đó, BS Việt Hương đã gọi điện cho TS.BS Bùi Ngọc Lan - Trưởng Khoa Ung bướu, BV Nhi Trung ương nhờ giúp đỡ và được TS.BS Lan nhận lời. Thế nhưng, dù có chẩn đoán đâu ra đấy chỉ việc điều trị nữa thôi thì bà nội của bệnh nhi quyết định cho cháu về chữa thuốc nam của lang băm.

Kết quả sau 2 tháng, khối u to đến nỗi chiếm hết ổ bụng, vượt quá đầu dò siêu âm không đo được kích thước. Bệnh nhi suy kiệt, da bọc xương, không thở nổi, tiên lượng tử vong gần.

BS Việt Hương chia sẻ: “Vì không nghe lời BS điều trị mà lại tin lang băm nên người nhà bệnh nhi không dám quay lại BV nữa mà chạy sang cầu cứu tôi, nhưng cơ hội cứu sống đã không còn, tiên lượng sống theo tuần. Đến lúc này, bà nội cháu mới bảo:

“Bác ơi, em đã mấy lần thấy bác trên ti vi. Xin lỗi bác, bác thông cảm, chỉ vì nghĩ truyền hóa chất sẽ đau đớn nên gia đình mới đi chữa thuốc nam”.

Tôi bảo: “Thấy tôi trên ti vi tức là chị có nghe tôi phổ biến kiến thức cơ bản về ung thư trẻ em, tại sao đã gặp TS Bùi Ngọc Lan rồi mà còn không tin? Giờ thì không còn cơ hội nữa. Y tế chỉ có thể giúp chăm sóc cầm cự sống theo tuần thôi. Chi bằng gia đình cho cháu về chăm sóc tại nhà, hoặc y tế địa phương…” 

Đừng “mượn gió bẻ măng”

Nói về tâm lý chữa bệnh của người dân, không tin bác sĩ với khoa học hiện đại bằng tin lang băm, BS Việt Hương lại thêm một lần phẫn nộ: “Những lúc như thế này, nghĩ mà căm cái bọn lang băm, truyền bá tràn lan kiểu chữa bệnh truyền miệng, phản khoa học mà cứ như chém đinh chặt sắt. Hôm nọ đọc thấy có kẻ xui mẹ của một em bé vài tháng tuổi thải độc sỏi gan bằng dầu dừa mà thấy căm hận.

Có một số kẻ sống ở Mỹ, lòe đồng bào mình bằng cái mác Mỹ hiện đại, nó cũng thải độc, lá lẩu, khiến nhiều đồng bào mình đã mất oan cơ hội được chữa bệnh tử tế. Chỉ vì lá lẩu, đề tốc (detox) ...mà mất cơ hội sống. Cả đêm qua trăn trở, day dứt, ám ảnh hình ảnh người mẹ trẻ đang mang thai đứa tiếp, bế đứa nhỏ suy kiệt, da bọc xương trên tay, luôn miệng gào khóc kêu đau”.

Phẫn nộ là thế, buồn là thế nhưng với tấm lòng của một lương y, BS Hương vẫn gọi điện cho mẹ của cháu bé bảo: “Cháu xin lại toàn bộ thông tin đã có của BV Nhi, sang đây bác nhận. Nếu không cứu sống được thì bác hy vọng làm dịu được bệnh một thời gian nữa”. 

BS Hương cho biết thêm, thực tế có không ít người lợi dụng tâm lý cùng đường của bệnh nhân ung thư đã trục lợi bằng cách lập ra facebook để quảng cáo đánh vào tâm lý người bệnh như “đánh tan ung thư chỉ trong 3 tháng”, “chữa ung thư bằng phương pháp không ăn đường, không ăn động vật, chỉ uống thuốc nam và uống nước xay bằng rau, củ, hạt. Sau 9 tháng uống liên tục ung thư sẽ biến mất”… Hoặc chiêu trò lập các trang mạng xã hội facebook về những bài thuốc dân gian, thuốc cho người nghèo để thu hút người theo dõi.

Để đánh lừa người dân, họ thường copy các kiến thức về ung thư nhưng không rõ nguồn trích dẫn, đăng những phản hồi của “khách” viết bài ca ngợi họ. Đối tượng bệnh nhân của họ thường là những người đã trải qua phẫu thuật, xạ trị, hóa trị ở BV K và những BV lớn của Nhà nước, khi ra viện không còn tổn thương u hạch gì nhưng còn mệt mỏi. Hoặc là những bệnh nhân chỉ đạt lui bệnh một phần nhưng vẫn có thể duy trì tình trạng ổn định một thời gian dài nữa.

Sau khi cho bệnh nhân vài tháng thuốc, tất nhiên người bệnh thấy khỏe (không uống cũng khỏe vì đã ra viện, ăn ngủ tốt là khỏe), những người này trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách này cách khác đề nghị bệnh nhân viết thư cảm ơn. Trong thư cảm ơn thường bệnh nhân quên không ghi đủ thông tin mà mình đã điều trị phẫu thuật hết u, xạ trị, hóa trị... Do vậy vô tình bệnh nhân giúp lăng xê, quảng cáo cho các lang băm.

Trường hợp những bệnh nhân còn u hạch khi ra viện, uống vài thang thuốc thấy khỏe nhưng là khỏe vì đó là thuốc bổ và hóa xạ trị trước đó đang vẫn kìm hãm bệnh một phần. Những bệnh nhân này lập tức được xui viết thư cảm ơn kiểu: “Một bệnh nhân bị BV trả về đã uống thuốc của XYZ và khỏi bệnh”.

BS Hương chia sẻ: “Tôi không đả phá những thầy đông y, nam y chân chính có những bài thuốc thực sự tốt cho một số bệnh, thậm chí ít nhiều cũng có tác dụng hỗ trợ ung thư. Tuy nhiên, cho đến nay các phương pháp điều trị ung thư vẫn là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và miễn dịch sinh học.

Có một số vị thuốc trong dân gian được cho là kìm hãm hoặc tiêu diệt tế bào ung thư như cây dừa cạn, cà độc dược nhưng phải tách xuất, bào chế từ hàng tấn cây mới có được một lọ thuốc có tác dụng chứ không phải chỉ là ăn hoặc uống vài lạng.

Là một BS đồng hành với bệnh nhân ung thư hơn 15 năm, tôi đề nghị người dân hãy tin tưởng vào các phương pháp điều trị được khoa học thừa nhận. Có thể uống một số bài thuốc đông y, nam y hỗ trợ thêm. Và tuyệt đối cảnh giác với các thầy y, lang băm rởm”.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.