Dù số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trạng thái ngoại tệ (USD) hiện rất tốt, nhưng thực tế thì doanh nghiệp không dễ vay hay mua USD từ các ngân hàng thương mại. Còn USD trên thị trường tự do thì cứ bỗng chốc… “hết hàng”.
Đến cuối chiều qua, giá USD mua vào – bán ra trên thị trường tự do tại TP.HCM cao nhất ở ngưỡng, 22.120 – 22.240 đồng/USD, giảm so với giá buổi sáng đến 110 đồng/USD. Tuy giá giảm, nhưng việc vay, mua USD cả trong và ngoài ngân hàng đều rất khó khăn.
Trong ngoài đều khó
Từ giữa tháng 2/2011, nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức điều chỉnh lãi suất huy động VND và USD, trong đó chủ yếu là điều chỉnh lãi suất USD theo hướng tăng các kỳ dài hạn. Chẳng hạn Eximbank, từ 14/2 đã điều chỉnh lãi suất USD các kỳ ngắn hạn xuống dưới mức 5%/năm, nhưng các kỳ từ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng đều trên mức này.
Số tiền gửi càng cao, lãi suất gửi USD càng “vượt trội”. Chẳng hạn, lãi suất kỳ 3 tháng với mức tiền gửi từ 5.000 – 20.000 USD tại Eximbank, lãi suất là 5,10%/năm. Cũng vậy, từ 16/2, Ngân hàng Á Châu (ACB) điều chỉnh lãi suất USD các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng lên trên mức 5%/năm. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB, giải thích việc tăng, giảm lãi suất USD của ngân hàng là điều bình thường. Vì “giá USD trên thị trường tự do đang lên, người dân mua USD nhiều, không tăng lãi suất thì khó hút khách hàng”.
Đến cuối chiều qua, giá USD mua vào – bán ra trên thị trường tự do tại TP.HCM cao nhất ở ngưỡng, 22.120 – 22.240 đồng/USD, giảm so với giá buổi sáng đến 110 đồng/USD. Tuy giá giảm, nhưng việc vay, mua USD cả trong và ngoài ngân hàng đều rất khó khăn.
Trong ngoài đều khó
Từ giữa tháng 2/2011, nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức điều chỉnh lãi suất huy động VND và USD, trong đó chủ yếu là điều chỉnh lãi suất USD theo hướng tăng các kỳ dài hạn. Chẳng hạn Eximbank, từ 14/2 đã điều chỉnh lãi suất USD các kỳ ngắn hạn xuống dưới mức 5%/năm, nhưng các kỳ từ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng đều trên mức này.
Số tiền gửi càng cao, lãi suất gửi USD càng “vượt trội”. Chẳng hạn, lãi suất kỳ 3 tháng với mức tiền gửi từ 5.000 – 20.000 USD tại Eximbank, lãi suất là 5,10%/năm. Cũng vậy, từ 16/2, Ngân hàng Á Châu (ACB) điều chỉnh lãi suất USD các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng lên trên mức 5%/năm. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB, giải thích việc tăng, giảm lãi suất USD của ngân hàng là điều bình thường. Vì “giá USD trên thị trường tự do đang lên, người dân mua USD nhiều, không tăng lãi suất thì khó hút khách hàng”.
Điều bất thường là theo nhiều doanh nghiệp, một số ngân hàng thương mại “có USD nhưng không phải dễ vay, dễ mua”. Chị P.T.T.H, kế toán một doanh nghiệp tại Q.Gò Vấp, có nhu cầu thanh toán nhanh khoảng 7.000 USD, than thở chiều qua: “Tôi đã đến 3 ngân hàng để vay USD, nhưng thủ tục vay quá phức tạp, lại bị các ngân hàng khống chế số lượng vay. Còn mua USD với tỉ giá niêm yết thì không ngân hàng nào bán cả”.
Cũng vì vậy mà nhiều người có nhu cầu phải tìm đến thị trường tự do. Nhưng thị trường tự do cũng không sáng sủa hơn. Tại điểm thu đổi ngoại tệ Ngọc Dung (Chợ Bến Thành, Q.1), giá USD chiều 21/2 được báo rất “hời”: mua vào – bán ra 22.000 – 22.100 đồng/USD (giá rẻ nhất trên thị trường tự do). Tuy nhiên, khi thông báo giá xong thì nơi này cũng đồng thời “phán”: “Không còn USD để bán”!
Găm USD, làm giá
Vì sao doanh nghiệp vay và mua bán USD ở các ngân hàng thương mại tương đối khó? Một số ý kiến nghi ngờ về việc các ngân hàng thương mại đang là… sân sau của thị trường USD tự do, khi giá USD trên thị trường đang có những biến động bất thường. Tính đến hôm qua, chỉ một tuần, giá USD trên thị trường tự do đã tăng hơn trước đó đến 500 đồng/USD (ngày 14/2, giá USD tự do là 21.750 đồng/USD).
Đáng chú ý là giá USD trên thị trường tự do những ngày qua không còn có sự đồng nhất. Ở các tiệm thu mua có giá rẻ thường hết hàng, còn những tiệm hàng nhiều bao giờ cũng giá đắt hơn. Nhiều người mua USD hôm qua, cho biết, họ không thể mua được với giá 22.100 đồng/USD, nhưng sẽ “mua bao nhiêu cũng có” với giá 22.260 đồng/USD. Chị Phan Thị Lam, khách hàng tại điểm giao dịch USD ở đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1), tiết lộ: “Chỉ cần trả cao hơn giá thị trường khoảng 3, 4 giá, thì… muốn bao nhiêu cũng có”.
Ông Lê Thẩm Dương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng thực tế trên thị trường không phải đang khan hiếm đồng bạc xanh, mà chỉ là lệch cầu “ảo”, do sự “đồng loạt găm giữ USD”. “Người dân giữ USD, doanh nghiệp xuất khẩu không chịu bán USD; giờ thì đến ngân hàng cũng găm USD, thế nên có hiện tượng… sốt ảo như hiện nay”. Và nguyên nhân của việc găm giữ USD cũng không khác vàng một mặt để làm giá trên thị trường, mặt khác do tâm lý “sợ USD còn… lên nữa”.
Theo Mỹ Dung
Đất Việt
Đất Việt