Úc thừa nhận người mang giới tính thứ ba đầu tiên

Người mang giới tính thứ ba Norrie May-Welby. Ảnh: ELCORREO
Người mang giới tính thứ ba Norrie May-Welby. Ảnh: ELCORREO
(PLO) - Norrie May-Welby (52 tuổi) lúc chào đời mang giới tính nam. Cách đây 15 năm, Norrie đã trải qua một lần phẫu thuật để chuyển đổi sang giới tính nữ nhưng ca phẫu thuật thất bại. Do đó, Norrie vẫn không thể xác định mình thuộc giới tính nam hay nữ. 
Đi kiện để được công nhận giới tính thứ ba 
Năm 2010, nhân viên hộ tịch của bang New South Wales (Úc) đã chấp thuận ghi trong hồ sơ hộ tịch của Norrie là “không có giới tính đặc thù”. Tuy nhiên sau đó, nhân viên hộ tịch lại thay đổi ý kiến và cho rằng hồ sơ hộ tịch ghi như thế là không hợp lệ. 
Norrie nuôi cảm giác như đã bị loại trừ về mặt xã hội. Từ đó, Norrie bắt đầu một cuộc chiến pháp lý để được xã hội thừa nhận là trung tính, không phải nam giới mà cũng chẳng phải là nữ giới.  
Cuối cùng, như báo The Sydney Morning Herald (Úc) đưa tin, ngày 2/4 mới rồi, Tòa án Tối cao của Úc đã bác quyết định phúc thẩm của bang New South Wales cho rằng bang chỉ thừa nhận giới tính nam hoặc giới tính nữ.
Tòa án Tối cao phán quyết: Thừa nhận một con người có thể không mang giới tính nam cũng không mang giới tính nữ, do vậy cho phép đăng ký là trung tính (tức giới tính thứ ba).
Với phán quyết của Tòa, Norrie May-Welby đã trở thành người đầu tiên được luật pháp Úc công nhận là trung tính. Phán quyết của Tòa sẽ trở thành án lệ áp dụng sau này cho bất kỳ công dân nào của Úc.   
Trả lời báo chí, Norrie tươi cười nói: “Tôi rất vui mừng. Bây giờ thì họ đã hiểu không phải chỉ có hai giới tính nam và nữ”.
Ông Samuel Rutherford - Giám đốc tổ chức xã hội Gender Agenda ở Úc nhận định: “Phán quyết của Tòa án Tối cao không chỉ quan trọng về quan điểm thực tiễn mà còn mở đường đến bình đẳng và chống phân biệt đối xử”.
Tháng 6/2013, Úc đã lập một danh mục các loại giấy tờ cần phải sửa đổi về xác nhận giới tính thứ ba để cho phép người dân chọn lựa giữa ba giới tính gồm giới tính nam, giới tính nữ và không giới tính.
Muốn được luật pháp Úc công nhận và được xác nhận trong hồ sơ hộ tịch là người trung tính, đương đơn phải có hồ sơ y khoa hoàn chỉnh. 
Không cần ghi giới tính trên giấy khai sinh
Người thuộc giới tính thứ ba có bộ phận sinh dục không rõ ràng. Không riêng gì Úc, pháp luật một vài quốc gia cũng đã thừa nhận giới tính thứ ba (trung tính) ngoài hai giới tính nam và nữ. 
Tại châu Âu, Đức đã trở thành nước đầu tiên thừa nhận giới tính thứ ba. Ngày 7/5/2013, Đức đã ban hành một đạo luật cho phép cha mẹ của trẻ sơ sinh không xác định được giới tính không cần ghi vào mục giới tính trong giấy khai sinh. Mục giới tính này sẽ được để trống. Trong suốt cuộc đời, khi nào thấy cần thiết thì cá nhân này sẽ điền bổ sung vào mục giới tính đó. 
Biện pháp này nhằm giảm sức ép đối với cha mẹ. Cha mẹ khỏi bận tâm suy nghĩ phải phẫu thuật khẩn cấp cho trẻ sơ sinh mang giới tính nam hay giới tính nữ.
Theo báo Le Figaro (Pháp), tỉ lệ những người không xác định được giới tính chiếm từ 1/1.000 đến 4/1.000 ở Đức và không có trường hợp nào thuộc loại chuyển giới tính.
Giáo sư luật Konstanze Plett ở Đại học Bremen (Đức) dự báo, sắp tới ngoài giấy khai sinh, có thể biện pháp để trống mục giới tính sẽ được áp dụng cho nhiều loại giấy tờ khác.
Đức và Nepal đã cho phép đánh dấu x vào mục khai giới tính trong hộ chiếu chứ không cần ghi cụ thể nam hay nữ.
Tại Ấn Độ, từ năm 2005, tờ khai hộ chiếu đã có ghi ba chọn lựa gồm giới tính nam (M), giới tính nữ (F) và trung tính (E). Thành phần trung tính được dùng để chỉ những người không có giới tính rõ ràng khi sinh hoặc nam giới đã triệt sản và ăn mặc như nữ giới nhưng cảm thấy không thuộc giới tính nào. Con số này chiếm từ 5-6 triệu người ở Ấn Độ.
Tại Thụy Sĩ, luật pháp thừa nhận người không có giới tính rõ ràng. Luật cấm phẫu thuật thay đổi trạng thái giới tính trước năm 18 tuổi mà chỉ cho phép điều trị bằng hormone. 
Tổng Giám đốc Quỹ MoZilla từ chức vì phản đối hôn nhân đồng giới
Sau một tuần bị dư luận “ném đá”, ngày 2/4, ông Brendan Eich đã quyết định từ chức Tổng Giám đốc Quỹ Mozilla (tổ chức không vụ lợi ở Mỹ), công ty chuyên phát triển mã nguồn mở Mozilla. Ông đứng đầu Quỹ Mozilla vào ngày 24/3, là người sáng chế ngôn ngữ lập trình Javascript và là người đồng sáng lập Mozilla. 
Báo chí tiết lộ vào năm 2008, ông đã chi 1.000 USD ủng hộ Dự án số 8 của bang California về cấm hôn nhân đồng giới. Ba ngày sau khi thông tin nêu trên được công bố, nhiều nhân viên của ông đã mở chiến dịch trên trang Twitter đòi ông từ chức. Họ tố Công ty Mozilla chủ trương mở cửa trong khi Tổng Giám đốc Brendan Eich lại mang tư tưởng hẹp hòi, có thái độ phân biệt đối xử khi phản đối hôn nhân đồng giới.
Sau đó, ba thành viên trong Hội đồng quản trị từ chức để gây áp lực. Nhiều ý kiến hô hào người dùng tẩy chay phần mềm Mozilla. Hồi đầu tuần, trả lời báo The Guardian (Anh), ông Brendan Eich còn nói cứng rằng sẽ không từ chức. Thế nhưng sau cùng thì ông cũng phải chấp nhận ra đi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.