U70 vẫn "ham hố" nâng ngực, hút mỡ giảm béo

U70 vẫn "ham hố" nâng ngực, hút mỡ giảm béo
(PLO) - Khi đến với phẫu thuật, bất kể do bệnh lý hay một lý do nào khác, nhóm người tuổi trung niên, cao niên luôn được các bác sĩ (BS) “cảnh giác”. Bởi lẽ, tuổi tác cao đồng nghĩa với chức năng của nhiều cơ quan suy giảm, khả năng thích nghi và hồi phục sau phẫu thuật cũng kém hơn.
Mới đây, một ca tai biến do phẫu thuật thẩm mỹ đã xảy ra tại một bệnh viện (BV) lớn ở TP.HCM, bệnh nhân là bà A., 64 tuổi. Bà A. gặp phải hội chứng ARDS (trụy hô hấp cấp) sau khi thực hiện thủ thuật hút mỡ bụng, nghi ngờ do bị phản ứng thuốc hoặc do thuyên tắc mạch, kèm theo những bất lợi từ tình trạng cao huyết áp và béo phì sẵn có. Rất may, đây là một BV đa khoa lớn có phương tiện hồi sức cấp cứu hiện đại nên bà A. đã được chuyển ngay tới đơn vị hồi sức tích cực - chống độc và được cứu sống.

Dễ biến chứng do bệnh lý sẵn có

Khi đến với phẫu thuật, bất kể do bệnh lý hay một lý do nào khác, nhóm người tuổi trung niên, cao niên luôn được các bác sĩ (BS) “cảnh giác”. Bởi lẽ, tuổi tác cao đồng nghĩa với chức năng của nhiều cơ quan suy giảm, khả năng thích nghi và hồi phục sau phẫu thuật cũng kém hơn.

“Chúng tôi thường xuyên tiếp nhận các nữ khách hàng tuổi 40, 50, thậm chí là 60, 70… Và đây mới là nhóm người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đông đảo nhất, một phần vì muốn níu kéo tuổi xuân, một phần vì ở tuổi này họ đã ổn định về mặt kinh tế, có điều kiện để chỉnh sửa lại những phần cơ thể mà mình đã không hài lòng từ lâu” - BS Võ Văn Kế, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật - Tạo hình thẩm mỹ BV Đa khoa Vạn Hạnh, cho biết.
Người cao tuổi, đang mang bệnh… nên tìm đến các bệnh viện lớn, có uy tín để phẫu thuật.
Người cao tuổi, đang mang bệnh… nên tìm đến các bệnh viện lớn, có uy tín để phẫu thuật.
Theo TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ BV Cấp cứu Trưng Vương, nhiều người vẫn nghĩ phẫu thuật thẩm mỹ là công việc nhẹ nhàng vì nó chỉ làm đẹp, không phải chữa bệnh. Nhưng phẫu thuật thẩm mỹ cũng là phẫu thuật và đối với người có tuổi thì sẽ có nhiều vấn đề cần lưu ý hơn.
“Người từ 40 tuổi trở lên thường mang sẵn nhiều bệnh lý như về tim, gan, thận, phổi, tiểu đường, tĩnh mạch, cao huyết áp, loãng xương… có thể làm tăng tỉ lệ biến chứng trong phẫu thuật. Khả năng chịu đựng quá trình gây mê, hồi phục sau phẫu thuật của họ cũng kém hơn người trẻ. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, bao giờ cũng cần những bước xét nghiệm tiền phẫu, từ đó đánh giá sức khỏe bệnh nhân và có hướng xử lý đúng nếu thực sự họ đang mang bệnh” - TS.BS Khanh phân tích.
Lượng sức khi làm đẹp

BS Võ Văn Kế cho biết ông gặp không ít trường hợp người trung niên, cao niên tìm đến với một danh sách yêu cầu khá dài. “Người đã cao tuổi có điều kiện nên muốn sửa sang lại hết những bộ phận mình thấy chưa vừa mắt, điển hình là một chị vừa yêu cầu tôi lấy mỡ cả ở bụng, đùi, bắp tay” - BS Kế nói.
Theo ông, một cô gái tuổi 20, 30 khỏe mạnh, việc phẫu thuật vài chi tiết trên cơ thể một lúc cũng khả thi nếu không phải là những phẫu thuật quá lớn. Còn người lớn tuổi mà làm nhiều thứ một lúc thì không ổn vì sức khỏe của họ khó chịu đựng được cuộc mổ gây mê lâu, nhiều vết thương một lúc; dễ gặp nhiễm trùng hậu phẫu hoặc một số biến chứng không mong muốn khác.

TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh cũng từng phải khuyến cáo nhiều phụ nữ lớn tuổi mong được sở hữu bộ ngực ngoại cỡ, trong khi cơ thể đã vào giai đoạn bị chứng loãng xương cùng nhiều bệnh lý khác vì tuổi tác. “Để có bộ ngực đẹp thì túi ngực phải phù hợp với vóc người và sức chịu đựng của cơ thể. Với người đã có tuổi, túi ngực quá lớn khi nằm có thể gây tức ngực, khó thở hoặc đau lưng vì nó tác động đến cột sống ở tư thế đứng” - TS.BS Khanh nói.
Theo các BS, nếu người lớn tuổi đang mang sẵn các bệnh lý nội khoa, bệnh mạn tính vẫn muốn đi phẫu thuật thẩm mỹ thì sẽ được tư vấn để điều trị ổn định các bệnh lý trước. Tuân theo các khuyến cáo, họ vẫn có thể làm đẹp một cách an toàn.

“Nếu nhận thấy mình đã cao tuổi, đang mang bệnh… thì nên tìm đến các BV lớn, có uy tín để phẫu thuật. Nếu nguy cơ cao thì có thể đến BV đa khoa có khoa phẫu thuật thẩm mỹ vì ở đó luôn sẵn có đơn vị hồi sức tích cực để xử lý ngay khi phát sinh biến chứng. Nhiều người thấy vào BV lớn thì bị bắt xét nghiệm, kiểm tra… có vẻ rắc rối nên đi ra bên ngoài làm cho khỏi mất công, điều này rất nguy hiểm vì mọi bước đánh giá sức khỏe trước phẫu thuật đều nhằm đem lại một ca phẫu thuật an toàn” - TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh khuyến cáo.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.