(PLO) - Nếu do sinh nở, khiếm khuyết khiến chị em mất tự tin với "cô bé" thì nhu cầu tân trang lại là chính đáng của phụ nữ. Nhưng đây là khu vực vô cùng nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc nên hãy cân nhắc cẩn thận.
"Lỡ mai này mình không còn hấp dẫn, ông ấy ngày càng phong độ ra, lại suốt ngày ở bên ngoài, nếu gặp được người khác quyến rũ hơn mình thì sao?” - Ý nghĩ ấy bắt đầu lởn vởn trong đầu chị Ngọc (36 tuổi – Từ Liêm – Hà Nội). Những lúc đó, lời khuyên của bà bạn giới thiệu về dịch vụ tân trang vùng kín lại văng vẳng bên tai: “Bà cứ đi đi, đừng cho ông ấy biết. Chỉ nhói có một cái như kiến cắn thôi mà. Thế nào ông ấy cũng mê mẩn”. Nghĩ vậy, chị hạ quyết tâm ngày mai sẽ đi.
"Khoảng 1 tuần sau khi làm thì chỗ đó hơi đau và cảm giác vương vướng vì chỉ khâu. Sau khoảng 10 ngày đến 2 tuần thì chỉ tự tiêu. Mình đi khám lại, bác sĩ khen chỗ đó bây giờ đẹp lắm, chồng tha hồ mà sướng. Mình soi gương thì thấy cũng gọn gàng thật, đường vào thì bé tí, không còn toang hoác như trước nữa" - chị Ngọc chia sẻ.
Tuy nhiên, vợ chồng chị phải chật vật mãi, mất khoảng gần 4 tháng thì chuyện ấy mới trở lại như bình thường được. Chồng chị mỗi lần nhìn vợ đều hoài nghi nhưng chị Ngọc không dám nói.. Chính sự giấu diếm đó khiến chị thao thức, nếp nhăn quanh đuôi mắt càng ngày rõ nét.
Sau khi lấy chồng, sinh con, nhan sắc phụ nữ thường giảm sút, sự quyến rũ của các đường cong, “hang động” và “đồi núi” không còn như xưa nên nỗi sợ bị chồng chán, chồng chê ngày càng lớn. Đó chính là lý do các dịch vụ phẫu thuật vùng kín nở rộ. Trên các tạp chí có không ít thông tin quảng cáo về phẫu thuật làm đẹp vùng nhạy cảm. Vì thế, chuyện các bà vợ thi nhau tìm đến các thẩm mỹ viện không có gì khó hiểu.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà), hiện nay số lượng chị em đi "tút tát" vùng kín ngày càng nhiều. Điều đó, cho thấy phụ nữ đã bắt đầu chú ý đến mong muốn đạt được khoái cảm tình dục, đặc biệt là phụ nữ sau sinh ngoài mục đích làm đẹp còn giúp phụ nữ lớn tuổi và phụ nữ sau sinh phục hồi được chức năng tình dục và gia tăng cảm giác cho các cặp vợ chồng. Thẩm mỹ vùng kín chủ yếu là gồm thu hẹp âm đạo, làm môi lớn môi bé sao cho hai bên đều nhau. Với phẫu thuật làm hẹp vùng kín đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, vì có thể đụng chạm đến bàng quang, trực tràng.
Theo bác sĩ Dung, trước đây việc thu hẹp âm đạo chủ yếu dành cho những trường hợp sa âm đạo. Nhưng hiện nay, phẫu thuật này đang được nhiều chị em chú ý sau sinh hoặc khi cảm thấy việc quan hệ vợ chồng bị "lỏng lẻo" do âm đạo quá rộng.
Phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình lại âm đạo cho phụ nữ sau sinh khá đơn giản. Quá trình trên chỉ diễn ra trong chừng 30 - 40 phút, tùy thể trạng của từng người. Vết thương sẽ liền nhanh chóng trong khoảng 7-10 ngày và hoàn toàn bình phục sau khoảng 6 tuần. Trong thời gian đó, người phụ nữ nên kiêng giao hợp, tránh khiêng vác vật nặng và bảo đảm vệ sinh cho vùng kín. Nhưng khoảng 15% gặp rủi ro do tay nghề bác sĩ không đủ trình độ, mà chủ yếu là hiện tượng âm đạo bị thu lại quá nhỏ.
Tuy nhiên, một thực tế nguy hiểm là các chị em do ngại ngùng, đã lén lút tìm đến các cơ sở kém uy tín, xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Nhiều trường hợp, do thu hẹp sai vị trí gây nên làm mất đi khả năng giãn nở của các cơ vòng âm đạo. Bởi vậy sau khi âm đạo được thu hẹp lại trong khi những cơ này mất đi sự giãn nở nên người chồng không thể đưa được cậu nhỏ vào trong. Có những trường hợp bị rách do người chồng cố thâm nhập vào cơ thể vợ.
Vì vậy các chuyên gia khẳng định, sự thăng hoa không phụ thuộc nhiều vào kích cỡ, hình dáng của "vùng chiến lược" mà phụ thuộc chủ yếu vào sự hòa hợp giữa vợ và chồng.
Không phải mọi cuộc phẫu thuật vùng kín đều đem lại hậu quả xấu cho chủ nhân. Nếu muốn làm lại bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, bạn chỉ nên gửi gắm hy vọng cho các bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao nhằm hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật./.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.
(PLVN) - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu, 19/20 trẻ đã lấy được dịch tiêu hóa gửi đi xét nghiệm độc chất. Đến thời điểm 17h00 ngày 5/11, các cháu nhỏ trong tình trạng ổn định, không có cháu nào diễn biến nặng.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
(PLVN) - Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.
(PLVN) - Đây là thông tin từ Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, do Bộ y tế tổ chức chiều 4/11.
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).
(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
(PLVN) - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P (7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi.
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
(PLVN) - Chuyên gia cho rằng, việc mua bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng online, vận chuyển diễn ra rất dễ dàng. Đơn hàng được đóng gói, chuyển phát qua các đơn vị vận chuyển dưới dạng thông tin “thuốc trị mụn”, “mỹ phẩm” để qua mắt cơ quan chức năng, phụ huynh...
(PLVN) - Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Chỉ 27% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn...