Nhiều bài học "xương máu" từ phẫu thuật thẩm mỹ

Cựu Hoa hậu Argentina Solange Magnano
Cựu Hoa hậu Argentina Solange Magnano
(PLO) - Hoàn thiện vẻ đẹp của bản thân là mong muốn của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm vẻ đẹp bề ngoài, nhiều người đã bất chấp sức khỏe và tính mạng của mình để tìm đến những loại hình phẫu thuật nguy hiểm, dẫn đến nhiều kết cục đau lòng.
Những ngôi sao tử vong vì thẩm mỹ
Tháng 8 vừa qua, Betty Pino – một trong những phát thanh viên nổi tiếng tại Mỹ, đồng thời cũng nổi tiếng vì đã thực hiện hàng chục cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để có được vẻ ngoài trẻ trung hơn so với tuổi 65 - đã tử vong do các biến chứng khi phẫu thuật. Theo kết quả điều tra của cảnh sát, khoảng 20 năm trước, Pino đã tăng kích cỡ vòng mông bằng cách cấy một khối vật chất cứng vào vòng 3. Khoảng 10 năm sau đó, bà đã phẫu thuật loại bỏ khối vật chất cứng đó và bơm mông bằng dung dịch nước và muối. 4 năm trước, nữ phát thanh viên một lần nữa quyết định bơm silicone vào mông. 
Tại Mỹ, việc bơm silicone vào mông là bất hợp pháp vì silicone có thể trở nên đông cứng, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng mãn tính hoặc thậm chí có thể ngấm vào da do nó có thể trộn lẫn với các mô của cơ thể. “Theo thời gian, các mô trong phần mông đã cứng dần và bị biến dạng, gây đau đớn” – kết quả khám nghiệm tử thi cho biết. Đến lúc này, Pino đã tìm đến một số bác sỹ để loại bỏ khối mô đã đóng cứng lại trong phần mông. 
Tuy nhiên, không một bác sỹ nào dám thực hiện ca phẫu thuật này vì lo ngại các biến chứng. Cuối cùng, bác sỹ Constantino Mendieta ở quận Coconut Grove, thành phố Miami, bang Florida đã nhận lời làm phẫu thuật rút bớt lượng silicone mà Pino đã bơm vào mông 4 năm trước. Ngày 14/6, ca phẫu thuật đã được tiến hành tại phòng khám của bác sỹ Mendieta.
Trở về nhà, những vết thương của bà Pino đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Ngày 16/7, bà được cho nhập viện trong tình trạng nôn mửa và tiêu chảy cấp rồi rơi vào trạng thái hôn mê một ngày sau đó. Trong những ngày cuối đời, các bác sỹ đã phải lần lượt cắt bỏ bàn chân và bàn tay của bà hòng cứu vãn tình thế. Tuy nhiên, đến ngày 7/8 bà Pino đã qua đời tại bệnh viện do các biến chứng y tế và phẫu thuật. 
Trước đó, cuối năm 2009, dư luận thế giới ồn ào với thông tin cựu Hoa hậu Argentina tử vong cũng vì những biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ. Hãng tin Telam cho biết, cô Solange Magnano, 37 tuổi, đã qua đời ngày 29/11 tại một bệnh viện sau khi được chuyển tới từ một phòng khám nơi cô đã thực hiện phẫu thuật bơm mông. Magnano đăng quang ngôi vị Hoa hậu Argentina vào năm 1994. Ở thời điểm tử vong, cô đang điều hành một công ty người mẫu và là mẹ của 2 đứa trẻ sinh đôi 7 tuổi. 
Cái chết của Magnano đã khiến những người hâm mộ cô bàng hoàng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Magnano đã có một quyết định sai lầm. “Cô ấy không thể đẹp hơn vẻ đẹp vốn có. Thật đáng tiếc là cô ấy đã phải trả giá bằng chính mạng sống của cô ấy” – một người Argentina bình luận. 
Đêm 21/5/2011, ngôi sao phim khiêu dâm người Mỹ Cynthia đang chạy xe trên Đại lộ 83 ở gần thành phố Leakey, bang Texas thì gặp nạn. Chiếc xe của cô đã đâm phải một chiếc xe tải hạng nhỏ. Bản thân Cynthia bị văng ra khỏi xe do không thắt dây an toàn. Theo một người bạn thân của Cynthia, cô này thường xuyên không thắt dây an toàn khi lái xe vì kích cỡ vòng 1 của cô quá to, không thể cài được khóa. Tại thời điểm gặp nạn, Cynthia đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nâng ngực, từ kích cỡ 32 thành 65 và trở thành người phụ nữ có bộ ngực lớn thứ 3 ở Mỹ. Theo các nhân viên cứu hộ, Cynthia có lẽ đã không tử vong nếu cô ta thắt dây an toàn. 
Trước vụ tai nạn của Cynthia, hồi đầu năm 2011, một nữ diễn viên hoạt động trong ngành công nghiệp phim khiêu dâm khác của Mỹ có nghệ danh là “Sexy Cora” cũng đã tử vong trên bàn mổ khi thực hiện ca phẫu thuật nâng ngực lần thứ 6. Tờ Sky News đưa tin: “Cô ấy đã thực hiện ca phẫu thuật cuối cùng tại phòng khám Alster Clinic. Trong lần phẫu thuật này, cô ấy đề nghị bác sỹ bơm thêm 800g silicone vào mỗi bên ngực. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, tim cô ấy đã ngừng đập. Các bác sỹ sau đó xác định cô ấy đã bị tổn thương não trước khi rơi vào trạng thái hôn mê và qua đời”. 
Phát thanh viên Betty Pino
 Phát thanh viên Betty Pino
Hợp pháp hay bất hợp pháp đều nguy hiểm
Kỳ cục nhất trong các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ bất hợp pháp từng được phát hiện trên thế giới có lẽ là trường hợp của Oneal Ron Morris - một người chuyển giới từ nam sang nữ ở bang Miami, Mỹ.
Morris bị bắt giữ cuối tháng 11/2011 sau khi một trong những khách hàng mà “bác sỹ rởm” này nhận phẫu thuật nâng mông với giá rẻ phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Theo các Điều tra viên, Morris đã tiêm cho các bệnh nhân tìm đến cô ta một hỗn hợp hóa chất độc hại gồm xi măng, dầu khoáng và một loại keo chuyên dụng để vá săm xe. Sau “quy trình” đau đớn để bơm hỗn hợp này vào cơ thể, “bác sỹ” Morris đã “bít” các vết chích bằng keo siêu dính!
Sau khi Morris bị bắt, có ít nhất 6 người đứng ra tố cáo đã gặp phải những biến chứng nghiêm trọng sau khi được cô ta làm đẹp. Hầu hết các nạn nhân đều cho biết họ không có tiền để làm thẩm mỹ tại các trung tâm uy tín nên đã tìm đến Morris sau khi nghe người khác rỉ tai về cô ta. Song, các Điều tra viên cho rằng, con số nạn nhân của Morris còn cao hơn nhiều do cô ta đã hành nghề trong một thời gian dài trước khi bị bắt. 
Thực tế cho thấy, không chỉ phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở “chui” mới có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Cho đến nay, vụ bê bối túi nâng ngực kém chất lượng PIP của Công ty Pháp PIP vẫn chưa đi đến hồi kết. Giữa những năm 2000, PIP phát triển và trở thành công ty sản xuất túi nâng ngực hàng đầu của Pháp và đứng thứ 3 thế giới nhờ giá thành rẻ.
Chỉ có điều, ít người biết được rằng, để có được mức giá rẻ đó, ban lãnh đạo PIP đã bất chấp sức khỏe bệnh nhân và ra lệnh sử dụng silicone dùng trong công nghiệp để giảm thiểu chi phí sản xuất. Theo thống kê, sản phẩm túi nâng ngực của PIP đã được bán tại 65 nước trên thế giới, tổng cộng có hơn 400.000 phụ nữ đã phẫu thuật nâng ngực bằng sản phẩm của PIP.
Đến tháng 8/2013, đã có 7.400 người ở khắp nơi trên thế giới đệ đơn tới Tòa án Pháp đòi Công ty này bồi thường do những biến chứng về sức khỏe mà họ phải gánh chịu khi túi PIP bị vỡ tràn vào nách, đầu, cổ và phổi của bệnh nhân. Tại Pháp đã ghi nhận 9 phụ nữ sử dụng túi PIP bị ung thư.
Han Mi Ok trước và sau phẫu thuật
 Han Mi Ok trước và sau phẫu thuật
Lời cảnh tỉnh sống
Nhắc đến làn sóng đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ, chắc chắn không thể không nói đến Hàn Quốc – đất nước được xem là “thủ đô thẩm mỹ của châu Á”. Và khi nói đến những mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ, người ta sẽ nhớ ngay đến Han Mi Ok, 51 tuổi, còn được gọi là Hang Mioku. Han vốn là một nữ ca sỹ có vẻ ngoài xinh xắn. Tuy nhiên, cô lại không hài lòng với vẻ đẹp của mình, nhất là phần cằm. Năm 28 tuổi, Han đã quyết định tới Nhật Bản để bơm silicone tại một cơ sở không phép. 
Sau lần đó, Han còn liên tục chỉnh sửa khuôn mặt thêm nhiều lần khác, cũng tại các cơ sở thẩm mỹ bất hợp pháp. Đến năm 1998, gia đình Han đã không thể nhận ra được cô vì khuôn mặt cô lúc này đã bị biến dạng, sưng phồng lên. Khi biết được việc làm của Han, gia đình đã ra sức khuyên can cô đến bệnh viện để phẫu thuật chỉnh sửa lại khuôn mặt. Song, Han không đồng ý và vẫn tiếp tục lao vào các cuộc phẫu thuật. Cuối cùng, khi tất cả các cơ sở thẩm mỹ đều từ chối phẫu thuật cho Han, cô đã quyết định sẽ tự mình thẩm mỹ bằng cách tiêm dầu ăn và sáp lỏng vào phần mặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo mà còn ảnh hưởng cả sức khỏe của Han. 
Năm 2004, Han Mi Ok đã khiến tất cả mọi người bàng hoàng, sửng sốt khi xuất hiện trên truyền hình với khuôn mặt bị biến đổi nghiêm trọng và phần đầu to gấp 3 lần bình thường do phần dầu ăn mà cô tự tiêm vào mặt đã đông đặc lại và không thể lấy ra. Lúc này, cô đã rơi vào trạng thái cùng quẫn: không nghề nghiệp, túng quẫn, trầm cảm, sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng, mắt không nhìn rõ, thính lực giảm, không thể quay đầu… 
Hàng nghìn người sau đó đã quyên góp tiền để giúp Han trở lại với cuộc sống bình thường. Trải qua 5 năm với tổng cộng 15 ca phẫu thuật, với 4kg các chất được đưa ra khỏi mặt, đến năm 2009, phần đầu của Han đã trở lại nhỏ gần như bình thường, dù khuôn mặt vẫn bị biến dạng nghiêm trọng và những vết sẹo chằng chịt khắp nơi. Năm 2009, Han quyết định dừng các cuộc phẫu thuật và chấp nhận sống nốt phần đời còn lại với khuôn mặt này, vì đối với cô như vậy đã là quá tốt. 
Trong những năm gần đây, Han đã kiếm được một việc làm trong lĩnh vực thiết kế thời trang. Thi thoảng cô cũng xuất hiện trên truyền hình để nói về những kinh nghiệm xương máu mà cô đã rút ra được do chứng nghiện thẩm mỹ. Trong một lần xuất hiện trên truyền hình, Han thổ lộ: “Tôi thực sự đã bị điên khi đi thẩm mỹ. Giờ tôi rất hối hận về điều này”. 

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.